Đang đi đường Hà Nội gặp mưa dông, người dân cần làm gì để tránh sét đánh?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, người dân cần phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, các vùng đất trống trải, vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người; không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện...

Dông kèm theo sét, gió giật là các hiện tượng thiên tai nguy hiểm đến tính mạng con người. Thông thường, dông sét xảy ra nhiều trong các tháng chuyển mùa và mỗi khi có mưa dông do các hình thế thời tiết khác nhau gây ra trong mùa hè và mùa đông.

Mới đây, ngày 15/9, trên địa bàn xã Kiêu Kị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) xảy ra vụ 2 người tử nạn khi đi xe máy giữa lúc mưa dông lớn, nghi di sét đánh.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, những tháng cuối năm, đặc biệt tháng 10 là thời gian có nhiều khả năng xảy ra dông sét nhất ở miền Bắc, vì đây là giai đoạn chuyển mùa, từ mùa nóng sang mùa lạnh. Các đợt không khí lạnh tràn xuống kèm theo khả năng xảy ra dông, sét và mưa đá. Hà Nội nằm trong xu thế chung của miền Bắc.

Để chủ động có phương án phòng tránh dông sét, theo Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khi trời sắp xảy ra dông (mây đen, không khí lạnh, gió), người dân cần vào nhà trú mưa.

Khi ở trong nhà, người dân nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết; rút phích cắm các thiết bị điện.

Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Bởi vậy, người dân cần tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là một mét.

"Trường hợp khi đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, người dân cần phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, các vùng đất trống trải, vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người; không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện vì đây cũng là những nơi dễ bị sét đánh", ông Hoàng Phúc Lâm khuyến cáo.

Đọc thêm

longformCần nhân lực để 'đi đường dài' với việc làm xanh

Cần nhân lực để 'đi đường dài' với việc làm xanh
(PLVN) -  Để hiện thực hoá mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam cần một nguồn nhân lực rất lớn, nhất là nhân lực chất lượng cao, có đủ kỹ năng, chuyên môn, trình độ, để “gánh vác” nhiệm vụ này. Đáng nói, thị trường lao động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở nước ta vẫn còn non trẻ, chưa kể còn đứng trước nguy cơ cạnh tranh đến từ nước ngoài.

longformChuyển dịch năng lượng: Lao động than, nhiệt điện than đối mặt nhiều mối nguy cơ khôn lường

Chuyển dịch năng lượng: Lao động than, nhiệt điện than đối mặt nhiều mối nguy cơ khôn lường
(PLVN) -  Trước làn sóng chuyển dịch từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo ngày càng mạnh mẽ ở nước ta nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, lực lượng lao động trong các lĩnh vực năng lượng hoá thạch đang đứng trước nhiều mối rủi ro và thách thức chưa từng có trong quá khứ.

Bạc Liêu: Sớm triển khai dự án xây dựng kè chống sạt lở và triều cường

Bạc Liêu: Sớm triển khai dự án xây dựng kè chống sạt lở và triều cường
(PLVN) - Ông Lê Tấn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu, cùng đại diện lãnh đạo sở, ngành liên quan và UBND TP Bạc Liêu vừa khảo sát thực tế tại khu vực khu vực thường xuyên sạt lở và ngập nước do triều cường (cống Nhà Mát và khu dân cư dọc theo kênh 30/4, đoạn từ cống Nhà Mát đến cầu Út Đen, thuộc khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu).