Mở cửa chùa đón thí sinh tá túc "lai kinh ứng thí"

Những ngày diễn ra thi đại học cao đẳng đợt một vừa qua, giá nhà trọ ở Hà Nội tăng cao chót vót. Xuất phát từ tấm lòng hảo tâm, từ bi, bác ái của nhà Phật, mong muốn đem nhân lành, bình an cho các sĩ tử, các phật tử ở chùa Bằng (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã tổ chức nấu cơm chay, lo chỗ ăn ở, sinh hoạt thoáng mát rộng rãi miễn phí cho các sĩ tử trong suốt mùa thi.

Những ngày diễn ra thi đại học cao đẳng đợt một vừa qua, giá nhà trọ ở Hà Nội tăng cao chót vót. Xuất phát từ tấm lòng hảo tâm, từ bi, bác ái của nhà Phật, mong muốn đem nhân lành, bình an cho các sĩ tử, các phật tử ở chùa Bằng (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã tổ chức nấu cơm chay, lo chỗ ăn ở, sinh hoạt thoáng mát rộng rãi miễn phí cho các sĩ tử trong suốt mùa thi.

Nơi ở rộng rãi thoáng mát miễn phí cho thí sinh đại học tại chùa Bằng
Nơi ở rộng rãi thoáng mát miễn phí cho thí sinh đại học tại chùa Bằng

Cửa chùa chào đón tất cả các sĩ tử

Hằng năm cứ vào mùa thi đại học, cao đẳng, các nhà sư, Phật tử cùng các tình nguyện viên của chùa Bằng lại chuẩn bị, sắp xếp chỗ ăn nghỉ, sinh hoạt, đón các sĩ tử ở mọi miền quê xa xôi lên thủ đô tá túc.

Năm nay, chùa Bằng dự định đón 300 sĩ tử lên dự thi. Với các địa điểm thi gần, sĩ tử có thể đi xe bus. Những địa điểm xa, sĩ tử sẽ được các tình nguyện viên ở chùa đưa đón miễn phí suốt kỳ thi.

Vừa kết thúc khóa tu hè vào ngày 30/6/ vừa qua, hơn 1.000 học sinh, sinh viên, Phật tử và các tình nguyện viên chùa Bằng đã tích cực dọn dẹp, bố trí chỗ sinh hoạt cho các sĩ tử đến ở. Từ sáng 1/7, các sư thầy cùng tình nguyện viên bắt đầu nấu cơm chay phục vụ sĩ tử. Hoạt động nấu cơm chay miễn phí sẽ diễn ra trong suốt hai đợt thi đại học và đợt thi cao đẳng. Lúc nào cũng có hơn 40 tình nguyện viên cùng nhà chùa hỗ trợ thí sinh.

Năm đầu thi thiếu điểm năm nay vẫn quyết tâm thi tiếp, lại đi một mình, sĩ tử Nguyễn Văn Tuấn (dự thi ĐH xây dựng) cho biết “Năm ngoái vì không được biết đến hoạt động từ thiện của chùa, em phải ở trọ rất vất vả và tốn kém. Sáu thí sinh ở trong một phòng rộng 16m2, phụ huynh rải chiếu ngủ ngoài cửa, vậy mà cũng tốn 120 ngàn đồng mỗi ngày".

Theo sĩ tử này, điều kiện sinh hoạt chật chội, muốn tập trung tinh thần thần để thi tốt cũng khó. Đã thế ăn uống cũng không an toàn. Năm trước, buổi sáng thi môn Toán, Tuấn bị đau bụng vì trót ăn chiếc bánh mì không biết lưu cữu từ bao giờ. Chính vì thế, kết quả bài thi không được như mong muốn.

Năm nay rút kinh nghiệm, Tuấn chủ động tìm địa điểm trước, may mắn biết được thông báo từ chùa Bằng. Phấn khởi, cậu lên trước bốn ngày xin đăng kí ở tại chùa để chuẩn bị tinh thần thi thật tốt, tránh gặp rủi ro như năm ngoái.

Theo sư thầy Thích Thiện Hóa, phụ trách trị sự tại chùa, vào buổi tối trước ngày thi, chùa đã tổ chức lễ cầu nguyện trước Tam Bảo, cầu cho các sĩ tử làm bài minh mẫn, phát huy trí lực tốt nhất để vượt “vũ môn”. Buổi lễ có sự góp mặt của đông đảo các thí sinh cũng như phụ huynh và Phật tử.

Bữa cơm chay miễn phí dành cho các sĩ tử
Bữa cơm chay miễn phí dành cho các sĩ tử

Ngoài ra chùa quản lí rất chặt chẽ tất cả các khâu như: Làm thẻ ra vào để tránh không cho kẻ xấu quấy rối, trộm cắp tài sản của thí sinh; đồ ăn chay đều dùng thực phẩm sạch do những địa chỉ tin cậy cung cấp...

Từ thiện xuất phát từ tâm Phật

Trong cái oi bức của những ngày kề cận mùa thi, lực lượng tình nguyện hùng hậu nhất của chùa vẫn là các nam, nữ học sinh, sinh viên. Năm ngoái, các bạn còn phải tổ chức đến nhiều trường Đại học, chủ động đón các thí sinh khó khăn về chùa tá túc. Năm nay, nhà chùa lên kế hoạch từ tháng 3, đa số sĩ tử tự tìm về, đỡ được một khâu vất vả cho các tình nguyện viên.

Được biết, chùa Bằng đã duy trì hoạt động này trong bốn năm. Sư thầy Thích Thiện Hóa chia sẻ chùa sẽ tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo. Từ suy nghĩ giản đơn của người nhà Phật, các nhà sư, Phật tử cùng các tình nguyện viên luôn mở rộng cửa chùa đón các sĩ tử. Vì thế, chùa luôn là một địa chỉ tin cậy trong các mùa thi mấy năm gần đây.

Những năm sau, chùa sẽ đặc biệt chú trọng đến việc đi lại của các sĩ tử từ chùa đến địa điểm thi, gắng phục vụ 100% việc đưa đón sĩ tử. Bởi tâm lý e ngại đường xa, mặc dù đã được tư vấn hỗ trợ, nhiều sĩ tử và người nhà vẫn khá dè dặt, chủ động tìm các điểm sát trường thi cho yên tâm.

Mỗi năm tổ chức hoạt động, nhà chùa lại rút ra kinh nghiệm để khắc phục. Với tinh thần tích cực dồn hết từ tinh thần đến vật chất giúp các sĩ tử vượt “vũ môn”, chùa Bằng đã để lại nhiều dấu ấn, tình cảm cho các sĩ tử và người thân từng lên Hà Nội dự thi.

Nhiều ngôi chùa khác trên địa bàn Hà Nội cũng tổ chức những hoạt động thiện tâm hữu ích cho tất cả các thí sinh tỉnh xa. Chùa Hưng Khánh (huyện Mỹ Đức) chuẩn bị 5.000 suất ăn tiếp sức cho sĩ tử ở các điểm thi trên địa bàn.

Ngày 4 và 9/7, tổ chức tặng suất cơm chay và một hộp sữa tươi tại Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Báo chí Tuyên truyền. Ngoài ra chùa còn tổ chức giúp đỡ 40 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn sinh sống trên địa bàn hai huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa nơi ăn ở, phương tiện di chuyển trong các ngày thi.

Hay Chùa Phổ Linh (phường Quảng An, quận Tây Hồ) từ trưa 4/7 sẽ phát “2000 suất Cơm chay tiếp sức sĩ tử”. Chùa có Đội Y tế chịu trách nhiệm xử lý các biến cố về sức khỏe cho sĩ tử và người nhà.

Theo Xa lộ pháp luật

H1:

H2:

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.