Dân Australia kiến nghị Chính phủ 'bật đèn xanh' với vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất

Nhân viên y tế lấy mẫu tại một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Altona North (Melbourne).
Nhân viên y tế lấy mẫu tại một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Altona North (Melbourne).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng ngàn người đã ký đơn yêu cầu chính phủ Australia nhập khẩu vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất để giúp quốc gia từng "đánh bại thế giới" bằng chiến lược đóng cửa chống COVID-19 này đối phó với  "tình hình dịch COVID-19 nghiêm trọng" do biến thể Delta.

Theo People's Daily, bản kiến nghị, được đưa ra vào tuần trước trên trang web của Quốc hội Australia, đã thu hút được gần 8.000 chữ ký, tính đến sáng 4/9.

Chiến dịch được bắt đầu do "tình hình dịch COVID-19 nghiêm trọng ở Australia," cũng như tình trạng thiếu vaccine trong nước, bản kiến nghị viết. Đồng thời lưu ý rằng vaccine do Trung Quốc sản xuất an toàn, hiệu quả và rẻ hơn, và đã được cung cấp cho hàng triệu người ở nhiều quốc gia và khu vực khác.

Chính phủ Australia đã bị chỉ trích vì việc triển khai tiêm vaccine chậm chạp làm ảnh hưởng đến hiệu quả chống dịch.

Đến sáng 4/9, Australia đã báo cáo hơn 1.750 trường hợp COVID-19 mới, ngày thứ ba liên tiếp cho một con số kỷ lục mới. Hiện các TP lớn nhất phía đông của Australia là Sydney và Melbourne, đều có các ca COVID-19 gia tăng, dẫn đến việc phong tỏa kéo dài nhiều tháng cùng các quy định nghiêm ngặt về những người có thể đi lại giữa các tiểu bang.

Thủ tướng Australia Scott Morrison mới đây đã đề cập đến việc mở cửa biên giới dù có COVID hay không. Nhưng ở các bang (phía Tây và Queensland) đã kiểm soát được dịch lại không muốn mở biên giới và cho phép virus corona xâm nhập vào địa phận của bang.

Sau 18 tháng áp dụng các biện pháp cứng rắn và thành công trong việc ngăn chặn COVID-19, các chính trị gia Australia hiện đang bị buộc phải chuyển từ chiến lược "không COVID" sang "sống chung với virus" để khôi phục nền kinh tế bị trì trệ vì thời gian dài áp dụng lệnh phong tỏa.

Trong một thời gian, cùng với nước láng giềng New Zealand, thành công của Australia trong cuộc chiến chống COVID-19, đã khiến cho phần lớn các nước phương Tây phải ghen tị khi số trường hợp và ca tử vong do COVID-19 toàn cầu tăng lên, thì Australia hầu như giữ cho mình không có ca COVID-19 nào.

Các con phố yên tĩnh ở Melbourne do áp dụng lệnh phong tỏa để chống COVID-19. Ảnh: CNN (chụp ngày 1/9/2021).

Các con phố yên tĩnh ở Melbourne do áp dụng lệnh phong tỏa để chống COVID-19. Ảnh: CNN (chụp ngày 1/9/2021).

Chính phủ Australia đã đóng cửa biên giới từ tháng 3/2020, ngay sau khi các đợt bùng phát toàn cầu đầu tiên bắt đầu, và kể từ đó bất kỳ sự ca lây nhiễm nào trong nước được dập tắt với những biện pháp khốc liệt.

Cho đến tháng 6 năm nay, Australia đã hứng chịu một đợt bùng phát lớn do biến thể Delta ở bang New South Wales, với thủ phủ là TP Sydney, rồi TP Melbourne thuộc bang Victoria và sau đó đến thủ đô Canberra cho dù đã áp đặt lệnh phong tỏa.

Tính đến 3/9, hơn một nửa dân số 25 triệu người của Australia vẫn đang bị phong tỏa, bao gồm toàn bộ dân số của ba tiểu bang và vùng lãnh thổ - New South Wales, Victoria và Canberra.

Theo kế hoạch quốc gia của Australia, quốc gia này sẽ mở cửa trở lại với những hạn chế hạn chế khi ít nhất 70% số người đủ điều kiện đã được tiêm hai liều vaccine.

Tuy nhiên, quốc gia này đã gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho người dân do tình trạng thiếu vaccine. Tính đến 3/9, khoảng 37% người trên 16 tuổi ở Australia đã tiêm hai liều, so với ít nhất 60% ở Mỹ và hơn 78% ở Anh.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.