Australia chuyển chiến lược chống COVID-19 để không phải đóng cửa 'mãi mãi'

Khu trung tâm thành phố yên tĩnh khi Sydney đang phong tỏa để chống dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Khu trung tâm thành phố yên tĩnh khi Sydney đang phong tỏa để chống dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ quan tư vấn chống dịch COVID-19 của Chính phủ Australia cho biết, chiến lược chống dịch của Australia phải chuyển sang hạn chế số ca tử vong và nhập viện do COVID-19, từ chiến lược không ca bệnh hiện tại, khi ít nhất 70% dân số trên 16 tuổi được tiêm chủng đầy đủ.

Viện Doherty về Lây nhiễm và miễn dịch (Cơ quan tư vấn chống dịch COVID-19 của Chính phủ) cho biết Australia có thể tiến hành kế hoạch mở cửa trở lại khi quốc gia này đạt mức tiêm chủng từ 70% đến 80%, ngay cả khi một số bang ám chỉ rằng họ có thể không nới lỏng các biện pháp hạn chế biên giới nếu Sydney không kiểm soát được đợt bùng phát Delta.

Trong một tuyên bố vào cuối ngày 23/8, Viện Doherty cho biết, “Khi ít nhất 70% dân số trên 16 tuổi được tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp chúng ta dễ dàng sống với virus hơn, giống như chúng ta làm với các loại virus khác như cúm”.

"Một khi chúng ta đạt được 70% tỷ lệ bao phủ vaccine, việc có hàng chục hoặc hàng trăm ca COVID-19 trên toàn quốc mỗi ngày là hoàn toàn có thể xử lý được" - Viện Doherty cho biết tuyên bố.

Hiện tại, 30% dân số trưởng thành của Australia đã được tiêm chủng đầy đủ trong khi 53% đã tiêm ít nhất một liều.

Thủ tướng Scott Morrison trình bày mô hình của Viện Doherty làm cơ sở cho kế hoạch của Chính phủ hướng dẫn Australia thoát khỏi đại dịch. Ảnh: Sydney Morning Herald

Thủ tướng Scott Morrison trình bày mô hình của Viện Doherty làm cơ sở cho kế hoạch của Chính phủ hướng dẫn Australia thoát khỏi đại dịch. Ảnh: Sydney Morning Herald

Vào tháng 7, Australia đã công bố một kế hoạch bốn giai đoạn mở lại các quyền tự do với tỷ lệ tiêm chủng cao hơn. Nhưng các bang Queensland và Tây Australia lại tuyên bố có thể không tuân theo kế hoạch này cho đến khi số ca nhiễm COVID-19 ở Sydney thấp hơn.

Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận những lo ngại của một số bang về sự bùng phát dịch bệnh ở Sydney nhưng nói rằng việc đóng cửa "mãi mãi" sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi cho đất nước.

Hôm nay (24/8), nói với đài Nine News, Thủ tướng Morrison nhấn mạnh về việc mở cửa trở lại khi đạt tỷ lệ tiêm chủng an toàn: "Không quan trọng là 30 hay 800 ca, các kết luận đều giống nhau, và đó là những gì Viện Doherty đã nói ... Chúng ta có thể làm điều này một cách an toàn và chúng ta cần phải làm điều đó".

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới cảnh báo việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế sau khi 80% người trưởng thành được tiêm chủng (tương đương với 65% toàn dân số), vẫn có thể khiến 25.000 người Australia thiệt mạng do COVID-19 và 270.000 mắc các hội chứng COVID-19 kéo dài.

Trong khi đó, nếu Australia mở cửa với 80% người trưởng thành được tiêm chủng và tất cả trẻ em cũng được tiêm chủng, số người chết ước tính sẽ giảm xuống 19.000; con số ở 90% là 10.000.

Nghiên cứu được 3 trường đại học Australia hàng đầu thực hiện đưa ra con số tử vong dự đoán cao gấp 10 lần nghiên cứu của Viện Doherty - đang được sử dụng làm cơ sở cho lộ trình chống dịch 4 giai đoạn của Australia.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.