Đàm phán cơ chế đường dây nóng cho ngư dân hoạt động trên biển

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Nhận định trên được đưa ra tại Hội nghị đảm bảo an toàn tàu cá cho ngư dân khi hoạt động sản xuất trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều qua (28/3) tại Hà Nội.

Hàng ngàn người chết và mất tích vì tai nạn tàu cá

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Kiểm ngư, từ năm 2010 đến năm 2015 cả nước đã xảy ra 3.967 vụ tai nạn liên quan đến tàu cá (đâm va, mắc cạn, hỏng máy, phá nước, nổ bình ga, tai nạn lao động) làm chết 470 người, mất tích 442 người và bị thương 935 người.

Tính từ năm 2015 đến nay xảy ra 807 vụ, làm chết 216 người, mất tích 162 người. Tình trạng tại nạn dẫn tới tàu bị thiệt hại, người chết, mất tích đều tăng. Chỉ riêng trong quí I/2016, sự cố trên biển xảy ra 253 vụ, làm 43 người chết, mất tích 36 người, bị thương 60 người, chìm 74 phương tiện.

Việc tàu cá Việt Nam bị tai nạn có nhiều nguyên nhân như quá mục nát, tàu nhỏ, máy móc lạc hậu, va đập và bị đâm do không có trang thiết bị. Ngoài ra, ngư dân đi biển còn chủ quan, ỷ lại vào cơ quan chức năng, hoạt động tương trợ chưa chặt chẽ… 

Khu neo đậu tránh trú bão được xây dựng nhưng không được quan tâm nạo vét, thiếu phao báo hiệu, đá ngầm chưa được xử lý, tuyến luồng không ổn định gây nguy hiểm cho tàu; việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh bão chưa được địa phương quan tâm.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do tình hình thời tiết bất thường. Bên cạnh đó, biển Đông là nơi hoạt động hàng hải quốc tế diễn ra tấp nập, do vậy va chạm là điều khó tránh khỏi nếu tàu ngư dân Việt không có các đèn báo hiệu hay chủ quan khi neo đậu. 

Đường dây nóng luôn... “nguội”

Đánh giá về tình hình tai nạn trên biển của ngư dân, Cục Kiểm ngư cho rằng, ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên còn có việc Trung Quốc không thiện chí, thậm chí gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đơn cử là đường dây nóng với Trung Quốc thường khó thực hiện; nhiều sự việc bên Việt Nam gọi hỗ trợ khi ngư dân bị bệnh nhưng không được phía Trung Quốc giúp đỡ. 

Điển hình như trường hợp thuyền viên Nguyễn Sĩ Phú, tàu cá QNg-98955 — TS bị đau bụng dữ dội (chẩn đoán bị thủng dạ dày). Sau khi xin ý kiến của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Kiểm ngư đã gửi thông báo đến Cục Lãnh sự đồng thời thông báo với cơ quan đầu mối phía Trung Quốc đề nghị điều máy bay ra cứu nạn, nhưng phía Trung Quốc không có động thái gì. Hậu quả là ông Nguyễn Sĩ Phú đã tử vong.

Không chỉ vậy, khi ngư dân gặp sự cố ở Hoàng Sa, Trường Sa, công tác cứu nạn rất khó khăn do Trung Quốc ngăn cản, trong khi đó tại các vùng biển xa, phương tiện cứu hộ của Việt Nam còn hạn chế.

Theo ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): “Việc ban hành cơ chế sử dụng đường dây nóng Việt Nam — Trung Quốc các bộ, ngành cơ bản được phân công, tổ chức hoạt động ổn định, hiệu quả. Tuy nhiên, đầu mối phía Trung Quốc chưa thực sự phối hợp như đã ký kết trong Thỏa thuận và Quy chế thực hiện đường dây nóng giữa 2 nước (phía Trung Quốc chưa thông báo lại cơ quan đầu mối sau khi thay đổi bộ máy)”.

“Nhiều vụ việc vẫn phải có công hàm của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao phía Trung Quốc mới tiến hành tăng thêm thủ tục dẫn đến giải quyết vụ việc không kịp thời” – ông Huy cho biết thêm.

Trước thực tế trên, ông Huy kiến nghị cần trang bị cho các cơ quan cứu hộ, cứu nạn phương tiện đáp ứng được công tác cứu nạn ở khu vực Trường Sa, Hoàng Sa và giữa biển Đông.

Cùng với đó, tiếp tục đàm phán ký kết Thỏa thuận và Quy chế đường dây nóng giải quyết sự cố nghề cá trên biển với Trung Quốc trước ngày 19/6/2016 và đề nghị Trung Quốc thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận và Quy chế được ký kết. Đồng thời, Việt Nam cũng tiếp tục đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia… về đường dây nóng.

Tổng số tàu cá khai thác thủy sản của Việt Nam đến hết năm 2015 là 107.041 chiếc. Tàu cá có công suất dưới 90 sức ngựa là 76.843 chiếc, chiếm 71,5%. Tàu cá có công suất từ 90 sức ngựa đến 400 sức ngựa là 19.822 chiếc, chiếm 18,5%. Tàu cá lắp máy có công suất từ 400 sức ngựa trở lên là 10,676 chiếc, chiếm 10%. Số lượng tàu xa bờ tăng nhanh, từ 21.000 tàu năm 2011 lên 29.300 tàu vào năm 2014 và 30.558 tàu năm 2015; số lượng tàu cá ven bờ giảm 2.740 tàu, từ 79.481 tàu năm 2014 còn 76.483 năm 2015.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.