Đắk Nông: Phân bón giả “tác oai tác quái”

Sở NN-PTNT Đắk Nông công bố 6 công ty có mẫu phân bón kém chất lượng. Ảnh Truyền hình Đắk Nông
Sở NN-PTNT Đắk Nông công bố 6 công ty có mẫu phân bón kém chất lượng. Ảnh Truyền hình Đắk Nông
(PLO) - Mới đây, Sở NNPTNT Đắk Nông đã công bố 6 sản phẩm phân bón kém chất lượng của 6 công ty. Đơn vị này cũng khuyến cáo các nông hộ không nên sử dụng các loại phân bón có tên trong danh sách.

“Điểm mặt chỉ tên” nhiều công ty

Tỉnh Đắk Nông là một trong các địa phương chủ yếu phát triển kinh tế bằng cây công nghiệp, bởi vậy đây cũng là mảnh đất “màu mỡ” của các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất phân bón. Mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông diễn ra rất nhiều cuộc hội thảo, tập huấn do doanh nghiệp tổ chức liên quan đến lĩnh vực vật tư nông nghiệp. 

Tuy nhiên, thực trạng cây trồng bị chết do phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân vẫn tồn tại. 

Trước thực trạng trên cùng với những phản ánh từ người dân, các đơn vị  liên quan đã thực hiện công tác thanh, kiểm tra và kết quả thật bất ngờ. Đã có 6 sản phẩm được công bố là kém chất lượng.

Theo đó, các mẫu phân bón kém chất lượng bao gồm: nấm Trichodema do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Việt Nam (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên phân phối); phân bón lá Ba Con Cò do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ba Con Cò (Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phân phối); phân bón hữu cơ khoáng BiO Ba Lá Xanh 01 do Công ty Cổ phần phân bón lá Ba Lá Xanh (Ấp 3, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An sản xuất); phân bón hữu cơ vi sinh 3E do Công ty TNHH Thuận Tam (Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh sản xuất); phân bón lá cao cấp AMINOBO do Công ty TNHH Một thành viên sản xuất thương mại Thành Nông (Số 26/6 Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8, TP Hồ Chí Minh phân phối). Và phân bón hữu cơ sinh học 434 do Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực (có địa chỉ số 162 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP Hồ Chí Minh phân phối).

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đắk Nông cho biết, năm 2017, qua quá trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở đã lấy 48 mẫu phân bón các loại để phân tích hàm lượng. 

Qua các lần phân tích kết quả cho thấy, có 7 mẫu phân bón của 7 Công ty sản xuất, phân phối không đạt chất lượng. Ngay sau đó, Sở đã làm thủ tục xử lý 1 Công ty, còn lại 6 Công ty nêu trên đã nhiều lần gửi giấy mời nhưng cố tình không phối hợp làm việc để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật

Phát hiện ra thực trạng trên, Sở NNPTNT Đắk Nông cũng đã có công văn đề nghị Sở NNPTNT các địa phương: Bà Rịa – Vũng Tàu, Hưng Yên, Long An và TP Hồ Chí Minh tiến hành thanh, kiểm tra các công ty sản xuất, phân phối đóng trên địa bàn có phân bón kém chất lượng để xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân, người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh phân bón không nên kinh doanh, mua bán, sử dụng những sản phẩm phân bón kém chất lượng nêu trên.

Điều đặc biệt, tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón giả đang len lỏi vào thị trường thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm. Thực tế tại Đắk Nông, tính đến 11/2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã cấp phép cho hơn 500 buổi hội thảo, giới thiệu, tiếp thị phân bón tại các địa phương trong tỉnh. Tính trung bình, mỗi năm mỗi thôn, bản đều có 1 cuộc hội thảo, giới thiệu, tiếp thị phân bón.

Nhiều dân dân có phản ánh, phần lớn các buổi hội thảo, sau khi kết thúc người tham dự sẽ được tặng một số sản phẩm về dùng thử. Những sản phẩm tặng này có chất lượng rất tốt nên họ đã chọn mua sản phẩm với số lượng lớn để bón cho cây trồng, nhưng sau đó gặp phải phân bón kém chất lượng.

Anh Hoàng Văn Sóng (thôn 4, xã Nhân Cơ) cho biết, vừa rồi Công ty TNHH Nam Long (xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp) có tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm phân bón vi sinh nhãn hiệu BM001 của công ty cổ phần VIETSTAR. Trước lời quảng cáo về chất lượng của sản phẩm, anh Sóng đã mua 1 tấn phân với giá 6,5 triệu đồng và được công ty tặng kèm thêm 1 chai phân nước. 

Tuy nhiên, đến khi mở bao phân bón cho cà phê thì anh phát hiện ra phân vi sinh BM001 có nhiều tạp chất. Anh Sóng lấy khoảng 2 kg phân cho vào nước khuấy tan thì thấy có một lượng lớn tạp chất là gạch, ngói, xà bần và thủy tinh đọng lại, ước chừng bằng 30% lượng phân.

Đến ngày 24/10/2017, Sở NNPTNT tỉnh Đắk Nông có báo cáo về kết quả xác minh thông tin phân bón của Công ty Cổ phần Vietstart. Theo đó, phân bón được sản xuất chủ yếu từ nguồn rác thải, trong quá trình sản xuất, dù đã qua nhiều quy trình nhưng vẫn không loại bỏ hết được tạp chất. Lô hàng mà các hộ dân xã Nhân Cơ mua phải có lẫn vỏ sò, mảnh thủy tinh to hơn bình thường là lỗi kỹ thuật… do sàn lưới bị thủng.

Đại diện của Chi Cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông cho rằng, mật độ các chương trình, hội thảo giới thiệu, tiếp thị phân bón hàng năm của địa phương là nhiều. Một số thương hiệu phân bón chưa có uy tín trên thị trường chọn cách này để giới thiệu sản phẩm, khiến nông dân bị nhiễu thông tin.

Theo Chi cục Quản lý thị trường, hiện toàn tỉnh có tới 100 nhà nhập khẩu, phân phối phân bón với hơn 500 cơ sở kinh doanh trực tiếp phần lớn sản phẩm phân bón trên thị trường tỉnh là được nhập từ các địa phương khác.

Tính đến hết 20/9/2017, đơn vị này đã phát hiện 117 vụ vi phạm hoạt động kinh doanh phân bón vô cơ, trong đó có 7 vụ phân bón kém chất lượng, 2 vụ phân bón giả, 2 vụ nhập lậu, 1 vụ phân bón không rõ nguồn gốc, tổng số tiền phạt hơn 530 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Cảnh báo fanpage giả mạo Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam

Vietnam Post vừa cảnh báo trang Facebook giả mạo Cuộc thi Viết thư UPU.
(PLVN) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa cảnh báo, với thủ đoạn lập fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.

Cảnh báo giả mạo website của Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế cảnh báo website giả mạo có tên miền https://tracuutthvt.com/
(PLVN) - Đêm 25/7, Tổng cục Thuế đã phát đi cảnh báo việc phát hiện một website có tên miền https://tracuutthvt.com/ đã lấy giao diện và đính biểu tượng logo của ngành Thuế. Tổng cục Thuế cho biết website này không nằm trong hệ thống website của Tổng cục Thuế.

Tổng cục Thuế lưu ý người nộp thuế cảnh giác với các hình thức lừa đảo

Tổng cục Thuế lưu ý người nộp thuế cảnh giác với các hình thức lừa đảo
(PLVN) - Trước tình hình ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng thủ đoạn công nghệ, kỹ thuật điện tử để mạo danh lừa đảo đánh cắp, chiếm đoạt thông tin, tài sản của người nộp thuế (NNT), Tổng cục Thuế vừa có Công văn 2373/TCT-DNNCN chỉ đạo cơ quan thuế ( CQT ) trên toàn quốc tăng cường công tác quản lý thuế TNCN và đưa ra những cảnh báo và khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa để NNT lưu ý và cảnh giác với các hình thức lừa đảo.

Cảnh báo mô hình 'Sở hữu kỳ nghỉ du lịch'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Công an TP Hà Nội, hoạt động mua bán “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” đã xuất hiện phổ biến tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, một số công ty đã đưa ra nhiều chiêu thức để mời chào khách hàng, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết, nhắm vào tâm lý thích được tặng quà… của người dân để lừa đảo, trục lợi.

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo
(PLVN) -  Cục Thuế TP Hà Nội mới phát đi cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để lừa đảo người nộp thuế (NNT), đồng thời khuyến cáo NNT chỉ làm việc trực tiếp tại CQT hoặc liên hệ qua số điện thoại được công bố trên trang Thông tin điện tử của Cục Thuế/Chi cục Thuế.