Đại tướng Chu Huy Mân: Vị tướng văn - võ toàn tài

Thượng tướng Chu Huy Mân (tháng 11/1977) thăm hỏi các cán bộ quân đội sắp đi công tác về các tỉnh miền núi.
Thượng tướng Chu Huy Mân (tháng 11/1977) thăm hỏi các cán bộ quân đội sắp đi công tác về các tỉnh miền núi.
(PLVN) -  Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023), sáng qua (17/3), Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: “Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ An”.

Niềm tự hào của quân - dân Khu 5

Đại tướng Chu Huy Mân tên thật là Chu Văn Điều, sinh ngày 17/3/1913 tại làng Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Sinh ra trên vùng quê yêu nước, sục sôi khí thế cách mạng, đồng chí Chu Huy Mân sớm giác ngộ, có lý tưởng và tham gia hoạt động cách mạng từ lúc 16 tuổi. Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng chí tham gia đội Tự vệ đỏ, kiêm Bí thư Chi bộ xã, sau đó là Bí thư Huyện ủy Hưng Nguyên.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng, Nhà nước và Quân đội. Đại tướng Chu Huy Mân nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương). Năm 1981, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với 93 tuổi đời, 76 năm tuổi Đảng, Đại tướng Chu Huy Mân đã đem hết ý chí, sức lực, tài năng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, dân tộc và Quân đội. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân; suốt đời cống hiến vì sự nghiệp cách mạng, thực sự “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, không chịu lùi bước trước khó khăn, thử thách, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Trong đời binh nghiệp của mình, Đại tướng Chu Huy Mân có nhiều năm gắn bó với mảnh đất Quân khu 5. Đầu năm 1964, ông được Bộ Chính trị - Quân ủy Trung ương điều động vào chiến trường Khu 5. Từ đây cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí gắn bó với chiến trường miền Trung - Tây Nguyên ác liệt. Với cương vị Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận B3, Quân khu 5, đồng chí đã góp phần đưa “Khu 5 đi đầu diệt Mỹ”, ghi dấu ấn về tài năng của “Vị tướng Hai Mạnh” qua các trận đánh nổi tiếng như: Núi Thành, Ba Gia, Plei Me, Sa Thầy, Cấm Dơi (Quế Sơn), Nông Sơn - Thượng Đức và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng đầy sáng tạo trong đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Tháng 3/1977, đồng chí được Bộ Chính trị cử giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí đã có công to lớn xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị; cùng Quân ủy Trung ương chỉ đạo lực lượng vũ trang phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia đánh bại tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêngxary, cứu đất nước Campuchia khỏi họa diệt chủng.

Trung tướng Trịnh Đình Thạch, Chính ủy Quân khu 5 nêu rõ: “Chiến tranh đã lùi xa nhưng lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên dải đất Nam Trung Bộ, Quân khu 5 mãi nhớ Đại tướng Chu Huy Mân, người có công rất lớn, góp phần đưa Quân khu 5 đi đầu diệt Mỹ”. Trung tướng Trịnh Đình Thạch đơn cử, chỉ với “Vành đai diệt Mỹ” đã thể hiện rõ tài năng của đồng chí Chu Huy Mân.

“Vành đai diệt Mỹ” là hệ thống làng xã chiến đấu liên hoàn bao quanh, áp sát căn cứ quân sự của Mỹ, vây hãm, tiêu hao, tiêu diệt địch. Đây là một hình thức đánh giặc sáng tạo, độc đáo, phù hợp với quy luật của chiến tranh nhân dân phát triển cao trên chiến trường Quân khu 5.

Nhà lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân tại xã Hưng Hòa (TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Nhà lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân tại xã Hưng Hòa (TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Vị tướng văn - võ song toàn

Đại tướng Chu Huy Mân là một vị tướng thể hiện xuất sắc bản lĩnh, tài năng trong lãnh đạo, chỉ huy bộ đội, là một trường hợp hiếm có, nhiều lần được giao trọng trách làm cả chính ủy và chỉ huy đơn vị. Trên cả hai cương vị ấy, ông luôn lãnh đạo, chỉ huy bộ đội nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, dũng cảm sáng tạo đoàn kết, thống nhất. Lấy hiệu quả đánh địch giành thắng lợi trên chiến trường làm mục tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và coi đó là phẩm chất chính trị của người chỉ huy trận mạc. Ông luôn có sự dự đoán và phát hiện những vấn đề phát sinh trên chiến trường để tìm ra cách đánh phù hợp, kịp thời rút kinh nghiệm sau mỗi thắng lợi và nghiêm túc nhìn nhận hạn chế, khuyết điểm.

TS. Phạm Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể, tháng 6/1967, khi đang chuẩn bị cho Chiến dịch Đắk Tô thì đồng chí Chu Huy Mân được Trung ương gọi ra Hà Nội. Ông đã được gặp, báo cáo tình hình chiến trường Khu 5 và cùng ăn cơm trưa với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong bữa ăn thân tình, “Bác hỏi: - Chú ở Tây Nguyên làm cả nhiệm vụ chỉ huy và công tác chính trị phải không?”. Đồng chí Chu Huy Mân thưa với Bác: “Quân ủy Trung ương và Tổng cục Chính trị chưa có cán bộ thay, cháu phải làm tạm cả hai nhiệm vụ”.

Bác nói với tinh thần khẳng định và động viên: “Chú chịu khó gánh cả hai vai cho khỏe càng tốt”. Về đến Tây Nguyên, sau khi nghe kể lại câu chuyện, mọi người liền đề nghị Tư lệnh đổi bí danh từ “Hồ Thanh Châu” sang “Hai Mạnh”. Từ đó, trong các bức điện và công văn, ông đều ký tên Hai Mạnh và đồng đội cũng dùng tên thân thương đó để gọi ông là “anh Hai Mạnh”.

Trên tinh thần quốc tế cao cả, hết mực trong sáng, mẫu mực, Đại tướng đã có nhiều công lao, đóng góp với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào, đặc biệt là ở những thời khắc quan trọng của lịch sử và được cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Lào yêu mến gọi là Tướng Thao Chăn.

Tại Hội thảo, hơn 90 tham luận tiếp tục khẳng định những cống hiến to lớn của Đại tướng Chu Huy Mân với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, tôn vinh nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước; vị tướng tài ba của quân đội, người con ưu tú của quê hương Nghệ An.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, kết quả Hội thảo khoa học “Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ An” sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào, tự tôn dân tộc; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt cho toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.