Đại học Huế thực hiện nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ vùng

Trong bối cảnh hiện nay Đại học Huế có đủ tiềm năng, nhân lực để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay Đại học Huế có đủ tiềm năng, nhân lực để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại học Huế xác định sứ mạng của mình là thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước; phát huy truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng cao kết hợp với nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra các sản phẩm khoa học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả, như Luật số 34/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã xác định.

Đại học Huế là cơ sở giáo dục có lịch sử phát triển từ năm 1957, đứng hàng đầu châu Á giai đoạn 1957 – 1968, vốn thực sự đã trở thành địa chỉ quan trọng trong việc hun đúc tài năng trẻ để phát triển đất nước thời bấy giờ. Sau giải phóng, sự tăng cường của đội ngũ nhân lực phía Bắc, ở Huế đã thành lập ra nhiều trường đại học theo yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước để phát triển. Mãi đến 1994, Nghị định 30/CP mới tổ hợp lại thành một Đại học Huế. Đến nay, Đại học Huế bao gồm nhiều trường đại học và viện, trung tâm và khoa, phân hiệu.

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc Gia, với vai trò thực hiện nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ phát triển vùng, Luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14: sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Điều 7, khoản 1. Những giá trị truyền thống qua năm tháng có thể bị mai một tuy nhiên có một điều tại Huế không thay đổi đó là vai trò và sứ mạng của Đại học Huế vẫn tiếp tục được phát huy, đặc biệt sau sự kiện kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển.

Trăn trở với nhiệm vụ chiến lược phát triển quốc gia và vùng, thiếu sự đầu tư và thu hút của Trung ương với một đại học truyền thống. Đại học Huế có đội ngũ các nhà khoa học cơ bản đứng số 1 Việt Nam, so với các cơ sở lớn như Đại học quốc gia Hồ Chí Minh và Hà Nội, hay cả 2 đại học vùng: Thái Nguyên và Đà Nẵng, nguồn lực có thể bị phân tán trong bối cảnh lao động di cư mạnh và nhu cầu lao động cao nhưng sự an toàn, môi trường học tập và nghiên cứu ở Cố Đô Huế hình như đã giữ chân bao nhiêu nhà khoa học có tuổi đời cao?

Chúng tôi loay hoay để tìm câu trả lời giữa giá trị truyền thống đó với phi truyền thống hôm nay; liệu các nhà giáo ở Huế có trở mình để hoàn thành sứ mạng thực hiện chiến lược phát triển quốc gia và vùng không?

Cuộc phỏng vấn của PLVN với nhà giáo đặc biệt gần 40 năm công tác tại Huế, được học tập nhiều nước trên thế giới, thầy cũng có nhiều trăn trở khi đứng trên cương vị là người đứng đầu Đại học Huế, thầy giáo Nguyễn Quang Linh.

Ông luôn đặt câu hỏi và tự trả lời với nhiệm vụ chiến lược phát triển quốc gia và vùng, trên mảnh đất nghèo khó và gian khổ qua nhiều thời kỳ và luôn đi sau so với 2 đầu đất nước và cũng về đích muộn hơn, phát triển mà không bền vững và không an toàn là điều băn khoăn và lo lắng.

Thầy nói: "Đại học Huế phải là một nơi đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia như: Y tế, đội ngũ giáo viên và cán bộ khoa học Nông Lâm, đội ngũ cán bộ này có khắp mọi miền đất nước, cần được tiếp tục đào tạo có trình độ cao hơn và cập nhật hơn trong bối cảnh mới, chính từ Đại học Huế vẫn đang cung cấp nguồn nhân lực quan trọng, đến với mọi miền tổ quốc để phát triển hạ tầng và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, mạng lưới y tế cơ sở và giáo dục con người đặc biệt là giáo dục phổ thông. Sự gắn kết đó nó tạo nền sự bền vững và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu quốc gia về Giáo dục – Y tế - Nông thôn".

Ngoài ra, với vai trò là phát triển những vùng sinh thái đặc thù: Ven biển miền Trung – Đẹp nhưng phải văn minh và phát huy giá trị văn hoá các làng nghề biển, đảo hay giá trị văn hóa dân tộc và tiềm năng to lớn vùng đồi núi. Phải chăng, nhân lực khoa học về nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp và nghệ thuật đều phải được coi trọng và có phối hợp nhuần nhuyễn để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và tri thức bản địa để phát triển có hiệu quả: các làng chài, gắn với bích hoạ núi non và sông biển, đồng thời là lá chắn quan trọng, không thể thiếu được cho biển Đông trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Thầy Linh tiếp tục chia sẻ, khoa học và công nghệ môi trường, địa chất lòng đất hay công nghệ sinh học là tiềm năng lớn của các nhà khoa học ở Huế, an toàn trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển, hải đảo, núi rừng để hạn chế thấp nhất những thảm hoạ về tự nhiên và cả phát triển không cân bằng. Việc kết nối và có vai trò điều phối, dẫn dắt công nghệ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, theo Quyết định 523/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Huế sẽ đóng vai trò kết nối, xây dựng thành một trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia, cùng với việc phát triển và xây dựng Thừa Thiên Huế thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ quốc gia đã khẳng định trong Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.

Trong bối cảnh liên kết các vùng kinh tế, hội nhập quốc tế, Đại học Huế có đủ tiềm năng nhân lực để hỗ trợ các trung tâm vùng như ở miền Trung - Tây nguyên (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Dung Quất, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Lao Bảo – Đồng Hà - Cửa Việt, Đồng Hới, Formusa) để thúc đẩy và phát triển đất nước như các lĩnh vực logistics, tài nguyên biển đảo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học biển và rừng, phát triển nông thôn, chế biến nông sản, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế số. Từ Đại học Huế có thể kết nối hành lang Đông Tây với các nước châu Âu, Bắc Á và thế giới.

Và cuối cùng, người đúng đầu Đại học Huế nhấn mạnh, vai trò là thành viên chính thức của Viện nghiên cứu Mê-Kong (MI), Đại học Huế phải làm tròn sứ mạng trong việc dẫn dắt KHCN vùng, định hướng di cư lao động, chuyển giao các sáng kiến kỹ thuật để tạo nên phát triển trong các nước vùng tiểu sông Mê-Kông, với các thành viên liên tới như Trung Quốc, Úc, Mỹ và Nhật Bản.

Cán bộ Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế triển khai các đề tài nghiên cứu.

Cán bộ Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế triển khai các đề tài nghiên cứu.

Một số nét đặc trưng của Đại học Huế

1. Là đại học có Trường Đại học Nghệ thuật làthành viên với truyền thống lâu đời ở vùng đất Cố Đô và đang phát huy những bản sắc Huế và dân tộc, bên cạnh đó đang xây dựng ngành công nghệ phát triển và bảo tồn di sản quốc tế và quốc gia.

2. Nơi đào tạo các chuyên ngànhgiáo viên chuyên nghiệp, chỉ có đào tao các ngành sư phạm, trong khi cả nước các trường đại học sư phạm đang đào tạo tổng hợp, đa ngành.

3. Là đại học ở Việt Nam có đào tạo chuyên về ngôn ngữ Tiếng nước ngoài cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài, trong khi cả nước đang đào tạo tổng hợp ở nhiều nơi.

4. Là đại học ở Việt Nam đào tạo nhóm ngành Du lịch ở các bậc học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển du lịch của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh nền kinh tế du lịch và du lịch công nghiệp, du lịch điện tử.

5. Có đào tạo các ngành khoa học sức khỏe và là cơ sở giáo dục đại học top 3 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất cho Việt Nam về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân.

6. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp mạng tính đặc thù Việt Nam (sinh thái nông nghiệp: Biển – Rừng – Đồng bằng), chăn nuôi – Thú y, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

7. Cơ sở giáo dục đại học vẫn giữ các ngành truyền thống: khoa học cơ bản – Toán; Lý, Hóa; Sinh và các ngành khoa học nhân văn.

8. Tại miền trung và Tây Nguyên, nơi đây có đào tạo nhóm ngành Luật, có từ lâu đời và tiếp tục đào tạo nhiều cử nhân luật cho các nước: Lào và Cambodia.

9. Là nơi có đào tạo công nghệ sinh học tầm quốc gia với các bậc học cử nhân và sau đại học, thực hiện nhiệm vụ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao theo quyết định 523/TTg 2018 và đào tạo nguồn nhân lực cho các nước trong khối Đông Nam Á.

10. Y Dược ở Huế có tiếng từ lâu đời, nơi đây có nhiều chuyên khoa và các chuyên ngành chuyên khoa cấp I, cấp II. Trường Đại học Y Dược cũng đang xây dựng mô hình Trường – Viện đăc thù để đào taọ các ngành khoa học sức khoẻ có chất lượng theo Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y Tế.

11. Một hệ thống đại học 2 cấp (Đại học và Trường đại học) phù hợp hay bất cập, tuy nhiên hệ thống này đã tạo nên sự đặc trưng trong tuyển sinh và tốt nghiệp ở một đầu mối, có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và điều phối số lượng chung trong nhiều cơ sở giáo dục đại học, kiểm soát chất lượng theo 2 cấp (Trường đại học và Đại học), Đại học Huế cũng được Bộ uỷ quyền để hoàn thành việc quản lý nhà nước và bảo đảm chất lượng đào tạo chung cho quốc gia.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...