Đại biểu Quốc hội: Cần thiết quy định chặt chẽ hơn về hoạt động ghi âm, ghi hình tại phiên toà

Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay, 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là quy định về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp.

Hai phương án quy định ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, có ý kiến đề nghị quy định hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp như luật tố tụng hiện hành. Có ý kiến đề nghị rà soát quy định để không trái với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật; bảo đảm tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.

Đa số ý kiến UBTVQH đề nghị chỉnh lý như khoản 3 và khoản 4 Điều 141 dự thảo Luật theo hướng việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, phiên họp phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa...

Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định; đồng thời, bổ sung quy định tại khoản 4 về việc Tòa án ghi âm, ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp… (phương án 1 quy định tại khoản 3 và khoản 4 dự thảo Luật).

Một số ý kiến UBTVQH cho rằng, quy định về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp trong dự thảo Luật là hẹp hơn so với quy định của các luật tố tụng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, ý kiến này đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành (phương án 2 không quy định khoản 3 và khoản 4 Điều 141 trong dự thảo Luật, mà thực hiện theo quy định của luật tố tụng và pháp luật có liên quan).

Một số ý kiến của UBTVQH và Tòa án nhân dân tối cao đề nghị quy định khoản 3 Điều 141 như sau: “Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp…”; đồng thời, bổ sung quy định tại khoản 4 về việc Tòa án ghi âm, ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn…

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An) bày tỏ thống nhất quy định theo Dự thảo của TANDTC trình. Phân tích lý do, Đại biểu cho rằng quy định như vậy là để bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền con người, quyền công dân đối với hình ảnh, bí mật cá nhân, gia đình...

Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố tại phiên tòa nhưng chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh..., thậm chí có những thông tin nhạy cảm khi xét xử mới được cung cấp mà chưa được kiểm chứng. Các thông tin, chứng cứ này cần được Hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.

Quy định như vậy cũng là để bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm, chi phối, ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.Việc quy định như trên không hẹp hơn so với Luật Báo chí. Luật báo chí quy định hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật. Luật này và pháp luật có liên quan cho phép đến đâu thì báo chí sẽ được thực hiện theo quy định đến đó.

Mặt khác, dự thảo Luật cũng đã bổ sung khoản 4 với nội dung “Tòa án tiến hành ghi âm lời nói, ghi hình ảnh toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Theo Đại biểu, quy định như vậy sẽ đảm bảo cho phiên tòa được tiến hành đúng pháp luật, chất lượng, trang nghiêm; vừa đảm bảo có cơ sở, tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Khi cần thiết Viện kiểm sát có giám sát hay cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cần kiểm tra thông tin thì dữ liệu đó có từ kết quả ghi âm, ghi hình của Tòa án.

Cần có sự phân biệt đối tượng được phép ghi âm, ghi hình tại phiên toà

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) nêu thực tế, rất nhiều vụ việc, vụ án được đưa tin tràn lan trên báo chí, mạng xã hội, internet một cách không chính thống, cùng với đó là các ý kiến trái chiều từ rất nhiều người dùng mạng xã hội đã tạo những tác động và áp lực không nhỏ đến người tiến hành tố tụng tham gia vụ án, có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xét xử, công tác tuyên truyền pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cá nhân, quyền con người đã được quy định rất rõ trong Hiến pháp. Do vậy, việc quy định chặt chẽ hơn về hoạt động ghi âm, ghi hình tại phiên toà là vô cùng cần thiết.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại phiên họp.

Tuy nhiên, theo Đại biểu, không nên chỉ giới hạn việc ghi hình ảnh tại phiên toà, phiên họp trong thời gian khai mạc phiên toà, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định mà cần giới hạn thêm cả việc ghi âm.

“Tuy rằng nguyên tắc công khai là công khai toàn bộ phiên toà, không chỉ là thời gian khai mạc tuyên án hay công bố quyết định nhưng nếu để người dân tự do ghi âm, ghi hình trong cả quá trình xét xử sẽ ảnh hưởng đến quá trình xét xử vì ít nhiều tạo ra sự lộn xộn”, Đại biểu nói.

Hơn nữa, với những phiên toà xử án ly hôn, án kinh doanh, có nhiều bí mật đời tư của các cá nhân liên quan, có bí mật doanh nghiệp, bí mật kinh doanh. Nếu ghi âm, ghi hình tràn lan, rồi đưa thông tin đã cắt gọt lên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các cá nhân, tổ chức có liên quan. Nhất là hiện nay việc xử phạt những vi phạm trên môi trường không gian mạng của chúng ta đang gặp những khó khăn, vướng mắc.

Song, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng cho rằng cần có sự phân biệt đối tượng được phép ghi âm, ghi hình tại phiên toà. Theo đó, nên quy định cởi mở hơn việc ghi âm ghi hình tại phiên toà đối với nhóm đối tượng là phóng viên, báo chí, truyền hình bởi họ là những người được đào tạo bài bản, có chuyên môn, lại bị ràng buộc bởi công việc nên việc thông tin chắc chắn sẽ có sự chuyên nghiệp và tính khách quan hơn.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.