Đặc nhiệm Liên quân trên chiến trường Iraq (Kỳ 2): Đau đầu đối phó với tên lửa Scud

Tên lửa Scud của Iraq đánh trúng một căn cứ của Mỹ khiến 28 binh sỹ thiệt mạng.
Tên lửa Scud của Iraq đánh trúng một căn cứ của Mỹ khiến 28 binh sỹ thiệt mạng.
(PLO) -Bộ chỉ huy Liên quân ngày ồ ạt không kích Iraq với quy mô lớn, nhưng vẫn không thể ngăn được Iraq. Bởi chỉ sử dụng máy bay ném bom thì liên quân vẫn không thể tiêu diệt được những dàn tên lửa di động, con át chủ bài mà Iraq có trong tay. 

Để tiêu diệt các dàn tên lửa Scud của Iraq, các nước tham chiến đã giao nhiệm vụ này cho lực lượng đặc nhiệm.

Thuyết phục bằng... diễn tập

Khi nổ ra cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ, Anh, Pháp và các quốc gia Ảrập đều cử lực lượng đặc nhiệm tham chiến. Số lính đặc nhiệm hải lục không quân của Mỹ đã trên 8.000 người, lực lượng đặc nhiệm không trung và tàu thuyền của Anh cũng đều góp mặt.

Tư lệnh lực lượng Anh tại vùng Vịnh, Tướng Durbili, đã từng là tư lệnh chỉ huy đặc nhiệm Anh trong cuộc chiến Malvinas nên hiểu rõ khả năng tác chiến của lực lượng đặc nhiệm và rất tin tưởng vào khả năng thành công của lực lượng này. 

Trong lần chiến đấu này, Tổng tư lệnh quân đội Mỹ Norman Schwarzkopf lại có ý định khác. Ông ta ra sức phản đối kế hoạch đưa lực lượng đặc nhiệm hoạt động sau lưng quân Iraq. Thời điểm ấy Schwarzkopf đã 56 tuổi, cao 1,92 mét, cân nặng 120kg, khá điển trai.

Năm 1952, ông thi đỗ vào Trường Quân sự Academy, sau đó 4 năm tốt nghiệp với thành tích ưu tú. Ông là một trong những tướng 4 sao trẻ nhất quân đội Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam và Grenada, rất thông hiểu tình trạng quân đội nước Mỹ.

Từng chỉ huy những chiến dịch quân sự mang tính đột kích, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa và dân tộc Ảrập, ông là ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí chỉ huy lực lượng đa quốc gia tại vùng Vịnh. Quan điểm của ông là: Liên quân có lực lượng không quân, thiết giáp và vũ khí trang bị kỹ thuật cao, đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, không cần thiết phải để lực lượng đặc nhiệm mạo hiểm. 

Để thuyết phục Sehwarzkopf đồng ý cho lực lượng đặc nhiệm tham chiến, người Anh cử lực lượng đặc nhiệm không quân thực hiện động tác mẫu trước để tác động tới vị tư lệnh Liên quân này. Lực lượng đặc nhiệm không quân của Anh sử dụng khả năng cơ động đường không để thực hiện các phi vụ tác chiến đặc biệt trên mặt đất.

Sau khi quan sát hoạt động của lực lượng này, Schwarzkopf nhất trí cho rằng, việc sử dụng đặc nhiệm sẽ có lợi cho tiến trình của cả chiến dịch. Ông đồng ý cho lực lượng này xâm nhập vào lãnh thổ Iraq. Ngay sau đó, Bộ chỉ huy chiến dịch "Bão táp sa mạc" yêu cầu họ khẩn trương hành động, sớm tìm ra vị trí những bệ phóng tên lửa di động mà Iraq cất giấu chứ không phải là đợi để cùng tấn công với lực lượng mặt đất.

Xác chiếc máy bay F-16C của Mỹ bị bắn rơi.
 Xác chiếc máy bay F-16C của Mỹ bị bắn rơi.

Đi săn “rồng lửa”

Đêm sa mạc, trời tối đen như mực, gió đêm và cát vàng cuộn vào nhau phát ra những tiếng rít khủng khiếp. Dưới sự sắp xếp của trung tâm kiểm soát không lưu quân đội Mỹ, một chiếc trực thăng đã vượt 900km, chở đội đặc nhiệm Anh tới "vùng địa hình nham thạch, núi lửa Jordan", nằm ở đông bắc thủ đô của Iraq. Nơi đây gồm nhiều mạch núi và những hõm đá sâu, là một nơi rất thích hợp để che giấu lực lượng. 

Nhưng có chuyện không ngờ đã xảy ra. Sau khi đội đặc nhiệm được cử đi, Bộ chỉ huy Liên quân không thể xác định được 8 người này còn sống hay đã chết hay đã bị Iraq bắt làm tù binh. Thường khi bắt được tù binh phi công của Liên quân, Saddam Hussein đưa họ lên đài truyền hình Baghdad, nếu nhóm đặc nhiệm bị bắt thì sẽ diễn biến ra kịch bản tương tự, sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần binh sĩ tham chiến, là đòn đánh vào người thân của họ.

Vì việc sử dụng lực lượng đặc nhiệm đưa vào vùng địch hậu là bí mật quân sự, nếu để người Iraq biết rằng đang có lực lượng đặc nhiệm hoạt động trên lãnh thổ của họ thì sẽ gây nguy hiểm cho những người mất tích và hoạt động của các đội đặc nhiệm khác. 3 lính đặc nhiệm Anh mất tích trong khi tỉ lệ binh lính Liên quân bị thương rất thấp quả là con số gây tác động mạnh; tuy nhiên, sau đó 3 lính đặc nhiệm này đã trở về. 

Chuyện là, khi phân đội đặc nhiệm này lọt được vào lãnh thổ Iraq và ẩn náu hai ngày trong một hốc núi, cách chỗ họ 200 mét về phía bắc, gần con đường quốc lộ có một vách núi dựng đứng. Dưới đó họ nhìn thấy một trận địa pháo binh của quân đội Iraq được bố trí 2 khẩu cao xạ S-60. Hẻm núi này có độ sâu khoảng 5m, về đêm nhiệt độ thường xuống dưới 0°; ban ngày cũng ít khi về tới 0 độ nhưng do ở gần mạng lưới giao thông tiện cho việc quan sát hoạt động của các dàn tên lửa Scud của Iraq cho nên họ đã lựa chọn vị trí này.

Sang ngày thứ 2, một người chăn cừu Iraq bỗng nhiên tiến lại chỗ họ đang ẩn nấp và đã nhìn thấy họ. Người này sợ hãi kêu lên và quay đầu bỏ chạy. Họ lập tức liên lạc vô tuyến với căn cứ yêu cầu trợ giúp, nhưng chưa kịp nhận trả lời đã nghe thấy tiếng xe bánh xích ầm ầm lao đến. Phát hiện ra đó chỉ là một chiếc máy ủi, phân đội trưởng hạ lệnh rời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Nào ngờ khi vừa đi ra khỏi hẻm núi, người đội trưởng phát hiện bên tay trái có 2 người Iraq đang theo dõi họ. 

Khi phân đội ra đến một khoảng đất bằng thì chiếc xe quân sự âm thầm đi theo sau tăng tốc độ lao đến. Những người Iraq vũ trang đầy đủ nhảy xuống xe và lập tức nổ súng tấn công. Lát sau, xuất hiện một chiếc xe bọc thép với súng máy hạng nặng bắn quét vào đội hình nhóm lính đặc nhiệm; tiếp đó mấy khẩu pháo cao xạ S - 60 tại trận địa quân Iraq cũng tham chiến.

Nhóm đặc nhiệm bắn trả lại, nhưng hỏa lực đối phương quá mạnh, đạn bay như mưa, họ bắt buộc vừa đánh vừa rút. Khối lượng trang bị khoảng 60kg mỗi người mang theo đã ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của họ. Đội trưởng ra lệnh vứt bỏ tất cả trang bị, lợi dụng địa hình phức tạp, vòng đi vòng lại đến nửa đêm ngày hôm đó mới quay trở lại được gần tuyến đường giao thông. 

Trong 7 tiếng đồng hồ, họ đã đi được gần 60km, nhưng khi đi vượt qua một điểm cao thì người đi đầu Kris phát hiện họ đã bị phân tán. Anh ta dùng kính nhìn đêm gắn trên súng (loại kính này khi ở chỗ bằng phẳng có tầm nhìn 10km), nhưng không tìm thấy 5 đồng đội bị lạc. Tiếp đó, cứ nửa tiếng, họ lại mở vô tuyến điện một lần để liên lạc với nhóm người bị lạc nhưng không thấy hồi âm.

Mãi sau này mới biết rằng khi đó 5 người kia nghe thấy tiếng máy bay bay trên đầu liền mở máy vô tuyến liên lạc hy vọng máy bay nhận được tín hiệu cấp cứu, nào ngờ không những không liên lạc được với chiếc máy bay mà còn mất liên lạc với ba đồng đội. Vậy là nhóm ba người của Kris đành phải độc lập hành động, tìm cách vượt biên giới trở về. 

Hàng dài phương tiện quân sự của Mỹ nối đuôi nhau ở sa mạc tại Ả Rập Saudi ngày 17/2/1991.
Hàng dài phương tiện quân sự của Mỹ nối đuôi nhau ở sa mạc tại Ả Rập Saudi ngày 17/2/1991.

Đột nhập

Lúc này, các tổ đặc nhiệm của quân đội Anh xâm nhập, hoạt động phân tán ở vùng miền Tây Iraq rộng hàng vạn ki-lô-mét. Họ đã nhanh chóng xác định rõ tình hình ở khu vực được mệnh danh là "Căn cứ tên lửa Scud". Sau một số phi vụ không kích, lực lượng Liên quân cũng hiểu rằng chỉ dựa vào máy bay ném bom thì rất khó đối phó với các dàn tên lửa Scud di động của Iraq.

Bộ chỉ huy Liên quân lập tức điều chỉnh nhiệm vụ cụ thể của lực lượng đặc nhiệm. Để đảm bảo không để lọt các dàn tên lửa di động, lực lượng đặc nhiệm Anh hoạt động trong đất Iraq lại gánh thêm trách nhiệm, dùng tên lửa chống tăng để tiêu diệt các bệ phóng tên lửa; dùng bộc phá phá hủy khá nhiều trạm thông tin viba và các sở chỉ huy ngụy trang kỹ.

Trong các phi vụ xuất sắc này, có lần họ đã bắt được một sĩ quan pháo binh cấp úy của Iraq, thu được bản đồ tác chiến qua đó cung cấp cho Liên quân thông tin quan trọng. Trong vài ngày, nhóm đặc nhiệm không quân Anh đã tiêu diệt 7 dàn tên lửa di động của Iraq, nhưng có 4 người lính hy sinh. Lúc đó Bộ chỉ huy Liên quân tại Ảrập – Xêút không tiện công khai thành tích xuất sắc của lực lượng đặc nhiệm Anh, hơn nữa các dàn tên lửa của Iraq vẫn tiếp tục hoạt động.

Vì vậy, người Mỹ cũng quyết định cử ra lực lượng đặc nhiệm tham chiến.  Ngày 22/1, sau khi nhóm này vượt qua biên giới không lâu, một quả tên lửa "Scud" của Iraq đã lọt qua lưới lửa phòng không của Tel Aviv, đây là lần thứ 7 Israel bị tấn công bằng tên lửa. Thông tin về khả năng Israel tham chiến ngày càng có khả năng xảy ra.../.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.