Đặc nhiệm Liên quân trên chiến trường Iraq (Kỳ 1): Vũ khí bí mật 'đáng gờm' của Iraq

Scud là lớp các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới.
Scud là lớp các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới.
(PLO) -Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, đặc nhiệm NATO đã góp vào chiến thắng của liên quân một chiến công ấn tượng. Họ đã tìm ra mưu kế giấu tên lửa Scud của Iraq, tạo điều kiện để không quân phá triệt để niềm tự hào và được Saddam Hussein kỳ vọng khi đối đầu với NATO.  

Tại cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, sau khi chiếm Kuweit, Iraq phải đương đầu với đội quân khổng lồ của các nước liên quân đa quốc gia, đứng đầu là Anh và Mỹ. Tuy nhiên, Saddam Hussein - Tổng thống của Iraq lúc bấy giờ - lại không hề sợ. Lý do chính là trong tay ông ta có loại vũ khí đáng gờm là tên lửa Scud.

 “Át chủ bài” của Iraq

Trước đó, trong những cuộc tấn công Iran (1980 - 1988), Iraq sử dụng phần lớn các tên lửa R-17 trong tổng số 650 quả tên lửa mua của Liên Xô. Theo thiết kế ban đầu, tên lửa R-17 có tầm bắn tối đa 300km và có khả năng mang theo một đầu đạn thông thường có trọng lượng 908kg hoặc một đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên đến 100 kilôtôn. Nhưng Baghdad vẫn chưa bằng lòng và đã ra lệnh cho các kỹ sư Iraq phát triển loại tên lửa có khả năng vươn sâu vào lãnh thổ Iran.

 Để thực hiện nhiệm vụ này, các kỹ sư đã tận dụng những bộ phận tháo ra từ những quả tên lửa R-17 và chế tạo ra 3 quả tên lửa có tầm bắn xa chưa từng có: Một quả tên lửa tầm xa (không được đặt tên), một quả được đặt tên là al-Hussein (tầm bắn từ 600 - 650km) và quả còn lại được đặt tên là al-Abbas (tầm bắn từ 750 - 900km).

Cải tiến ở những quả tên lửa này chủ yếu là giảm trọng lượng đầu đạn và tăng lượng nhiên liệu phóng. Những cải tiến liên tục sau này của Iraq càng có tác dụng nâng tầm bắn và tăng chính xác cho những loại tên lửa này. Tên lửa Scud của Iraq được đánh giá là loại vũ khí gieo rắc sự kinh hoàng cho đối phương.

Tiếp đó, Iraq cũng tìm cách mua 36 phương tiện phóng di động, dựa trên khung gầm của loại xe MAZ543 bánh lốp, được sản xuất từ năm 1965 cho quân đội Liên Xô. Các bệ phóng di động này (TEL) theo thiết kế có phạm vi hoạt động trên đường là 550km, vận tốc tối đa là 70 km/giờ, được trang bị một hệ thống lọc không khí phòng trường hợp xảy ra chiến tranh sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Iraq chủ yếu sử dụng tên lửa Hussein, nhưng mọi người thường quen gọi là tên lửa Scud. 

Cũng phải nói thêm là, các loại tên lửa của Iraq đều được lấy tên của các lãnh tụ tôn giáo và sự kiện chính trị. Loại tên lửa Scud được cải tiến đầu tiên được đặt tên là Hussein để kỷ niệm nhà các nhà tiên tri Mohamad và Ali. Saddam đặt tên Hussein vừa là sử dụng tên của mình, vừa là để lấy lòng các tín đồ đạo Hồi: Tên lửa Hijala được đặt để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của người Palestin. Cái tên này trong tiếng Ảrập có nghĩa là "hòn đá". Những thanh niên tham gia vào phong trào đấu tranh dân tộc được gọi là "con của đá". 

Tên lửa Scud cải tiến có thể phóng lên từ bệ phóng cố định hoặc di động, có thể mang đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn 1 tầng, 2 tầng chứa vũ khí hóa học. Iraq rất có tiềm năng sản xuất vũ khí hóa học và sinh học: Mỗi năm Iraq có thể sản xuất hàng nghìn tấn khí CH, chất độc thần kinh Sarin và chất độc GF. Trong thời gian chiến tranh với Iran, Iraq đã thành công trong việc sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào các sở chỉ huy, trung tâm kiểm soát, trận địa pháo binh, căn cứ hậu cần.

Tên lửa Scud được Iraq xem là át chủ bài trong Chiến tranh Vùng Vịnh, chống lại các mục tiêu của Israel và liên quân tại Ả rập Xê út.
Tên lửa Scud được Iraq xem là át chủ bài trong Chiến tranh Vùng Vịnh, chống lại các mục tiêu của Israel và liên quân tại Ả rập Xê út.  

Trước khi tấn công vào Kuweit, Iraq đã nghiên cứu ra vũ khí sinh học, chủ yếu phát triển vi rút que và vi rút bệnh than. Các số liệu thí nghiệm cho thấy độc tính của vi rút que cao hơn chất độc thần kinh Sarin 3 triệu lần. Một đầu đạn tên lửa Scud mang vi rút hình que có thể gây ô nhiễm trong phạm vi 3700 km2, lớn hơn 15 lần so với đầu đạn cùng loại mang chất độc Sarin. Loại vi rút này, trong vài tiếng đồng hồ làm người ta bị kiệt sức, dẫn đến tử vong sau 12 giờ. Hiện chưa có phương pháp phát hiện ra chất độc sinh học trong điều kiện dã chiến. 

Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, Iraq đã nhiều lần sử dụng tên lửa tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Iran. Chỉ từ tháng 12 đến tháng 4/1988, đã phóng 200 quả tên lửa Hussein nhằm vào các thành phố lớn và trung bình của Iran. Tuy độ chính xác của nó không cao, nhưng đã gây nên tâm lý hoảng sợ cho người dân Teheran. Có khoảng 1/3 dân cư thành phố phải sơ tán, đã khuyến khích rất nhiều cho binh lính Iraq.

Iraq chơi khăm liên quân

Sự kiện Iraq tấn công Kuweit làm cả thế giới bị chấn động, khiến Liên quân đa quốc gia do Anh - Mỹ cầm đầu tập trung tại vùng Vịnh để đối đầu với Iraq. Theo thống kê, tính đến ngày 15/1/1991, chiến dịch "Lá chắn sa mạc" kết thúc, đã có lực lượng của 28 quốc gia với tổng quân số 20 vạn người, 3.600 xe tăng, 3.260 máy bay, 279 tàu chiến (bao gồm 6 tàu sân bay) được huy động. Đặc biệt, có nhiều loại vũ khí hiện đại, công nghệ cao. 

Cuộc chiến vùng Vịnh là cuộc chiến phi đối xứng đặc biệt, Liên quân đa quốc gia không chỉ chiếm ưu thế vượt trội về vũ khí trang bị, tiềm ẩn trong đó còn có những mâu thuẫn tôn giáo và dân tộc nhạy cảm phức tạp. Đó là một liên minh quốc tế, nhưng cũng hết sức lỏng lẻo, chỉ cần Israel kẻ thù của thế giới Ảrập tham chiến thì liên minh này sẽ tự tan vỡ và cục diện chiến tranh sẽ rất khó lường.

Saddam Hussein hiểu rõ tình hình trên đã từng công khai tuyên bố, nếu bị liên quân tấn công thì sẽ dùng tên lửa Scud tấn công Israel, nhằm mục đích đưa Israel vào cuộc. Từ đó biến sự can thiệp của liên quân thành cuộc chiến trực tiếp giữa Iraq và Israel.

Sau này, quả nhiên Iraq đã làm như vậy. Israel thì lên tiếng cảnh báo nếu Iraq tấn công vào họ sẽ "tự chuốc lấy tai họa". Phía Mỹ cố gắng thuyết phục Israel không trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa Scud của Iraq, đồng thời đã huy động lực lượng phòng không khá hùng hậu đảm bảo an toàn cho Israel. Trước khi cuộc chiến vùng Vịnh nổ ra, Mỹ đã sử dụng thiết bị trinh sát vũ trụ và hàng không, phát hiện nhiều bệ phóng tên lửa Scud của Iraq được bố trí tại vùng sa mạc miền Tây nhằm vào Israel. 

Trước khi chiến dịch "lá chắn sa mạc" mở màn, bộ chỉ huy liên quân đã có sự chuẩn bị, các mục tiêu quân sự của Iraq nhất là các bệ phóng cố định tên lửa Scud nhằm vào Israel đều được đưa lên bản đồ tác chiến, xếp vào các mục tiêu cần tiêu diệt. 

Vài tiếng đồng hồ sau khi cuộc chiến vùng Vịnh mở màn phía Liên quân đã tiến hành 302 cuộc không kích nhằm vào 58 mục tiêu quân sự của Iraq. Họ tin rằng với nhũng đợt oanh kích quy mô lớn với mật độ hỏa lực dày đặc như vậy đã phá hủy hầu hết các trung tâm chỉ huy, thông tin và các bệ phóng tên lửa Scud nhằm vào Israel, Israel sẽ không còn lý do gì để dính dáng đến cuộc chiến này. 

Nhưng Liên quân đã đánh giá quá cao kết quả không kích. Ngay đêm hôm đó Iraq đã có phản ứng quyết liệt phóng liền 8 quả tên lửa Scud vào lãnh thổ Israel, trong đó 2 quả rơi vào cảng Haifa, 4 quả rơi vào thủ đô Tel Aviv. Nếu Israel bị cuốn vào cuộc chiến này hậu quả sẽ rất khó lường.

Bộ chỉ huy Liên quân đánh giá, Israel rất có thể sẽ mở cuộc tấn công trên bộ vào vùng sa mạc phía Tây Iraq nhằm tiêu diệt mối đe dọa của các dàn tên lửa Scud, thậm chí nhân cơ hội này đánh vào tiềm lực hạt nhân của Iraq. Trong trường hợp này, Jordan có thể sẽ công khai đứng về phía Iraq tuyên chiến với Israel, còn Hy Lạp cũng có thể sẽ thay đổi lập trường trung lập. Nếu như điều này xảy ra, trách nhiệm của Liên quân sẽ rất lớn, tình thế sẽ rất khó khăn. 

Scud là lớp các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới.
Scud là lớp các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. 

Thực ra, khi Israel bị tấn công bằng tên lửa của Iraq, bộ chỉ huy Liên quân tại thủ đô Ryadh của Ảrập Xêút cũng bị tên lửa của Iraq đe dọa. Ngày thứ ba của cuộc chiến, Iraq đã bắn tổng cộng 6 quả tên lửa Scud, lực lượng tên lửa của Liên quân đóng tại đây cũng đã phóng 36 quả tên lửa Patriot đánh chặn.

Lúc đó cả bầu trời Riyadh rền vang những tiếng nổ, các mảnh vụn bay lả tả khiến người ta run sợ. Mỗi quả tên lửa Patriot có giá 800.000 bảng Anh, qua đó có thể thấy rằng trong lần này riêng khoản tên lửa Patriot, Liên quân đã tiêu tốn hàng chục triệu bảng Anh. Ngoài ra, tên lửa Patriot có một khuyết điểm, mục tiêu mà nó đánh chặn là thân của quả tên lửa xâm nhập chứ không nhằm phá hủy đầu đạn, do đó những đầu đạn rơi xuống vẫn còn sức công phá. 

Liên quân tập trung 40% lượng không kích dồn vào khu vực miền Tây Iraq. Tuy trên thực tế đã phá hủy khá nhiều dàn tên lửa nhưng Iraq vẫn còn số lượng nhất định dàn tên lửa cơ động, và chúng không hề bị thiệt hại. Chúng không chỉ gây ra cho Liên quân thiệt hại về người và của, mà nghiêm trọng hơn đó là sự đe dọa về tinh thần. 

Ngày 22/4, tên lửa Scud đã vượt qua lưới lửa phòng không của Tel Aviv. Đây là lần thứ 7 Israel phải chịu những vụ tương tự. Cho dù Liên quân có hứa hẹn thế nào chỉ cần tên lửa tiếp tục bay về phía Israel thì khả năng nước này tham chiến càng cao…

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.