Đà Nẵng muốn nộp hơn 1.200 tỷ chuộc lại sân Chi Lăng nhưng bất thành

Ông Võ Nguyễn Chương - Phó Giám đốc Sở TNMT cho biết, Đà Nẵng vẫn luôn giữ nguyên quan điểm là muốn giữ lại sân Chi Lăng.
Ông Võ Nguyễn Chương - Phó Giám đốc Sở TNMT cho biết, Đà Nẵng vẫn luôn giữ nguyên quan điểm là muốn giữ lại sân Chi Lăng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đà Nẵng tha thiết muốn giữ lại sân Chi Lăng và muốn nộp hơn 1.200 tỷ đồng để chuộc sân vận động này nhưng Ngân hàng Xây dựng không đồng ý.

Ngày 20/3, ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, sân vận động Chi Lăng đang có những vấn đề pháp lý phát sinh phức tạp và hiện chưa có quy hoạch đối với sân này.

Theo ông Chương, quan điểm của thành phố là muốn lấy lại sân Chi Lăng và hoàn số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp vào ngân sách là 1.251 tỷ đồng. Do đó, năm 2018, thành phố có kiến nghị với Thủ tướng, xin lấy lại sân Chi Lăng và đến nay, quan điểm này vẫn giữ nguyên.

Năm 2019, dưới chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng cục Thi hành án làm cơ quan đầu mối tổ chức phiên làm việc về kiến nghị của Đà Nẵng. Tuy nhiên, tại phiên "thương lượng" đó, đoàn công tác của thành phố và Ngân hàng Xây dựng không tìm được tiếng nói chung.

Nguyên nhân là do thời điểm đó, ngân hàng xác định số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh phải trả là 8.408 tỷ đồng. Trong đó, tiền đất là hơn 4.000 tỷ và 4.408 tỷ đồng tiền lãi phát sinh.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, với số tiền như trên thì thành phố và ngân hàng "không có điểm gặp nhau".

Ngoài ra, dự án này cũng đang vướng mắc công tác giải toả đền bù, các xung đột về mặt pháp lý. Một vướng mắc nữa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, đối với sân vận động Chi Lăng, việc giảm 10% tiền sử dụng đất là không đúng quy định, cần phải thu hồi tiền với 139,3 tỷ, đến nay các đối tượng liên quan chưa khắc phục.

Sân vận động Chi Lăng.

Sân vận động Chi Lăng.

Ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thông tin thêm, kiến nghị về sân Chi Lăng của thành phố đang vướng trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kết luận bản án và các đối tượng điều tra. Nội dung này thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị.

Sân vận động Chi Lăng có tổng diện tích hơn 55.000m2, nằm tại "tứ giác vàng", bao quanh bởi 4 tuyến đường Lê Duẩn, Chi Lăng, Ngô Gia Tự, Hùng Vương (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Năm 2010, UBND TP Đà Nẵng đã giao khu đất này cho Tập đoàn Thiên Thanh, để thực hiện dự án khu phức hợp thương mại - dịch vụ sân Chi Lăng.

Năm 2011, theo yêu cầu của nhà đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Thiên Thanh, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án ranh giới để chuyển mục đích sử dụng đất. Thành phố đã cấp thành 10 giấy chứng nhận sử dụng đất tại dự án này.

Sau khi được giao đất, chủ đầu tư đã "xẻ thịt" sân Chi Lăng thành 14 lô đất. Ông Phạm Công Danh, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, đem 14 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này để thế chấp ở các ngân hàng.

Tháng 7/2014, ông Phạm Công Danh bị bắt vì nhiều tội. Sân vận động này trở thành tài sản liên quan vụ đại án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.

Năm 2016 và 2017, ông Phạm Công Danh và các bị cáo được đưa ra xét xử tại TAND các cấp. Nhiều tài sản là bất động sản của ông Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh được yêu cầu kê biên, đảm bảo thi hành án, trong đó có sân vận động Chi Lăng.

Đọc thêm

Hải Phòng: Tổ chức phiên giao dịch việc làm, tư vấn nghề nghiệp

Phiên giao dịch có sự tham gia của 35 đơn vị, doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động.
(PLVN) -  Ngày 2/11, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (Hải Phòng) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Phòng và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Phiên giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp. Sự kiện thu hút gần 1.000 người tham dự.

Khi người lao động "chảnh", doanh nghiệp tuyển dụng khó

Khi người lao động "chảnh", doanh nghiệp tuyển dụng khó
(PLVN) - Qua khảo sát, thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng (Trung tâm DVVL, thuộc Sở LĐ-TB&XH) cho thấy, cơ hội tìm kiếm việc làm rất dồi dào. Tuy nhiên lao động tìm việc có độ "chảnh”, doanh nghiệp gặp khó khăn nên việc tuyển dụng lao động gặp khó.

Quân khu 2 hỗ trợ Yên Bái xây 35 nhà tái định cư

Quân khu 2 hỗ trợ Yên Bái xây 35 nhà tái định cư
(PLVN) - Quân khu 2 sẽ hỗ trợ Yên Bái xây mới 35 căn nhà tái định cư mang đặc trưng kiên trúc nhà sàn dân tộc Tày trên khu đất rộng 2,3ha, dành cho các hộ dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên.

Bạc Liêu hoàn thành chỉ tiêu kích hoạt tài khoản ĐDĐT mức 2 và cấp Căn cước

Bạc Liêu hoàn thành chỉ tiêu kích hoạt tài khoản ĐDĐT mức 2 và cấp Căn cước
(PLVN) - Chủ động, quyết liệt với tinh thần “làm hết việc chứ không hết giờ”, lực lượng Công an các cấp ở tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện Luật Căn cước và cao điểm hoàn thành chỉ tiêu đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) mức 2 và cấp Căn cước”

Công an Quảng Bình bám sát địa bàn giúp dân trong mưa lũ

Hỗ trợ đưa người đau ốm trong thời điểm mưa lũ đến bệnh viện để cứu chữa. (Ảnh: Minh Phương)
(PLVN) - Tại Quảng Bình, địa phương hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề do hoàn lưu bão Trà Mi, khiến nhiều tuyến đường giao thông tê liệt, chia cắt, hàng ngàn nhà dân ngập trong nước lũ; các lực lượng Công an tỉnh đã bám sát địa bàn, bảo vệ tính mạng tài sản Nhân dân.

Thành tựu, thách thức và mục tiêu cuối năm trong cải cách hành chính ở Cao Bằng

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại UBND TP Cao Bằng sử dụng phần mềm Một cửa liên thông hiện đại, thuận tiện cho người dân.
(PLVN) - Báo cáo mới nhất của tỉnh Cao Bằng đã chỉ ra những thuận lợi, thách thức, nguyên nhân và định hướng hành động trong ba tháng cuối năm 2024. Cùng nhìn lại bức tranh cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh để thấy được những thành tựu đạt được, những thách thức còn tồn tại, và mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới.