Đà Lạt bồi dưỡng tiếng dân tộc Kơ Ho cho cán bộ chủ chốt

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Là địa bàn có số lượng lớn người đồng bào dân tộc thiểu số Kơ Ho sinh sống, TP Đà Lạt (Lâm Đồng tổ chức bồi dưỡng kiến thức tiếng dân tộc thiểu số Kơ Ho cho cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhằm nâng cao trình độ, kĩ năng giao tiếp với người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố để phục vụ công việc đạt hiệu quả.

Cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của TP Đà Lạt được bồi dưỡng tiếng Kơ Ho.

Cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của TP Đà Lạt được bồi dưỡng tiếng Kơ Ho.

Ngày 4/5, UBND TP Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Lâm Đồng tại TP Đà Lạt tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức tiếng dân tộc thiểu số Kơ Ho khóa 7 cho 20 học viên, chủ yếu là cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Lớp học được tiến hành trong thời gian học 6 tháng, với nội dung chương trình toàn khóa học với 600 tiết học, trong đó có 450 tiết thực học và 150 tiết ôn tập và đi thực tế được triển khai bằng hình thức học trực tiếp kết hợp với trực tuyến (online) vào các buổi tối trong tuần và trực tiếp vào ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.

Các học viên tham gia lớp bồi dưỡng tiếng Kơ Ho.

Các học viên tham gia lớp bồi dưỡng tiếng Kơ Ho.

Khoá học do giáo viên thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Lâm Đồng tại TP Đà Lạt giảng dạy. Trong quá trình học tập, học viên sẽ tham gia 6 bài kiểm tra, riêng bài kiểm tra số 6 học viên có 20 tiết đi thực tế thi tốt nghiệp và thi tốt nghiệp cuối khóa để được cấp chứng chỉ A tiếng dân tộc thiểu số Kơ Ho.

Lớp bồi dưỡng nhằm bổ sung kĩ năng, năng lực sử dụng tiếng dân tộc thiểu số Kơ Ho, từ đó nâng cao hiệu quả công việc cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đơn vị trên địa bàn TP Đà Lạt; đồng thời giúp cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị nâng cao trình độ, kĩ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số Kơ Ho và giao tiếp cơ bản với người dân tộc thiểu số.

Bà Trần Thị Vũ Loan - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt phát biểu tại lễ khai giảng lớp bồi dưỡng.

Bà Trần Thị Vũ Loan - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt phát biểu tại lễ khai giảng lớp bồi dưỡng.

Tại buổi khai giảng lớp học, bà Trần Thị Vũ Loan - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt đề nghị các học viên cần thẳng thắn trao đổi những vấn đề chưa rõ, những hạn chế bất cập để cùng với giảng viên làm sáng tỏ những vấn đề cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm để giao tiếp, tiếp xúc, ứng xử tốt với người dân tộc thiểu số Kơ Ho. Đặc biệt sau khi hoàn thành khóa học, học viên cần ứng dụng tốt kiến thức tiếng Kơ Ho vào lĩnh vực mình công tác và phụ trách, nhằm phục vụ có hiệu quả trong quá trình công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc TP Đà Lạt”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.