Đã có hơn 44.000 người được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Tính đến 16 giờ ngày 27/3/2021, tổng cộng đã có 44.278 người là cán bộ, nhân viên y tế được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Chi tiết 44.278 người được tiêm tại 19 tỉnh/TP trong các ngày từ 08-27/3/2021 như sau:

Tỉnh Hải Dương đã có 17.308 người; TP Hà Nội đã có 7.584 người; TP Hải Phòng đã có 1.121 người; Tỉnh Hưng Yên đã có 2.752 người; Tỉnh Bắc Ninh đã có 2.869 người; Tỉnh Bắc Giang đã có 3.137 người; Tỉnh Hòa Bình đã có 1.670 người; Tỉnh Hà Giang đã có 1.078 người; Tỉnh Điện Biên đã có 858 người; TP Đà Nẵng đã có 117 người;

Tỉnh Khánh Hòa đã có 105 người; Tỉnh Gia Lai đã có 1.513 người; TP Hồ Chí Minh đã có 1.405 người; Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có 87 người; Tỉnh Bình Dương đã có 1.854 người; Tỉnh Long An đã có 244 người; Tỉnh Quảng Ninh đã có 10 người; Tỉnh Đồng Tháp đã có 286 người; Tỉnh Tây Ninh đã có 280 người.

Trước đó, tại hội nghị tập huấn trên toàn hệ thống cơ sở khám chữa bệnh cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, hiện nay có hơn 250 loại vắc xin Covid-19 đang được các nước nghiên cứu, phát triển nhưng chỉ có 13 loại được cấp phép với tổng số có 486 triệu liều trên toàn cầu.

“Cuộc chạy đua vắc xin và thiếu hụt nguồn cung đang hiện hữu, có gần 30 nước mua quá nhu cầu so với nhu cầu thực tế của người dân, có những nước mua tới 400%. Nhiều nước ngay từ đầu năm 2020 đã đặt hàng mua rủi ro, cứ có vắc xin là tiếp cận”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu thực trạng.

Đối với việc tiếp cận vắc xin Covid-19 của Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thời gian qua, Việt Nam cố gắng đàm phán với các hãng, nhà sản xuất vắc xin trên thế giới, thảo luận đề nghị cung ứng cho Việt Nam.

Bộ Y tế, Cục Quản lý dược có hai văn bản gửi các đơn vị, gửi các đại sứ tăng cường tiếp cận tăng cường nguồn vắc xin dồi dào cho Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế việc khan hiếm vắc xin là hiện hữu và là thách thức với các nước, nhất là nước đang phát triển như nước ta. Việt Nam không phải là nước ưu tiên về vắc xin vì đang kiểm soát dịch rất tốt.

Lô vắc xin Covid-19 của AstraZececa được cung cấp qua COVAX Ficility (gần 1,4 triệu liều) sẽ bị chậm lại khoảng ba tuần. Điều này có nghĩa là ba tuần đầu tháng 4 sẽ không có liều vắc xin nào về Việt Nam.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.