Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển và thuộc cấp hầu tòa

Cựu Trung tướng Nguyễn Văn Sơn khi chưa bị bắt.
Cựu Trung tướng Nguyễn Văn Sơn khi chưa bị bắt.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo dự kiến, hôm nay (27/6), Tòa án quân sự thủ đô sẽ đưa bị cáo Nguyễn Văn Sơn (cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển) và 6 bị cáo khác là cấp dưới của ông Sơn ra xét xử về tội “Tham ô tài sản”.

Trước đó, Tòa án quân sự thủ đô quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 31/5. Tuy nhiên, trước khi phiên tòa chuẩn bị diễn ra, bị cáo Bùi Văn Hòe (cựu thượng tá, Phó phòng tài chính) đã mời thêm 2 luật sư bào chữa cho mình. Do 2 luật sư này cần thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ bào chữa cho thân chủ nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa.

Theo cáo trạng, tháng 2/2019, Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019 với tổng số tiền 450 tỷ đồng. Sau đó, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị.

Thời điểm này, ông Sơn là Tư lệnh Cảnh sát biển đã gặp ông Nguyễn Văn Hưng (cựu Đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật) và đưa ra yêu cầu “khi mua sắm vật tư, thiết bị, phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng”. Ông Hưng đã trả lời là Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỷ đồng là rất lớn, khó thực hiện, việc này phải thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì Cục mới thực hiện.

Cơ quan điều tra cho rằng, nhằm tạo điều kiện cho ông Hưng dễ thực hiện việc rút ruột 50 tỷ đồng, ông Sơn đã chỉ đạo Phó Phòng Tài chính Hòe cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển để phân bổ thêm 29 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật. Do đó, nguồn ngân sách cho Cục Kỹ thuật được tăng lên 179 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, đầu tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Sơn trao đổi với 4 cấp dưới là ông Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu Chính ủy), Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy), Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng), Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh) về kế hoạch “rút ruột” 50 tỷ đồng, tức 28% ngân sách phân bổ cho Cục Kỹ thuật, để ăn chia. Tất cả đồng ý và không có ý kiến gì khác.

Ngày 4/5/2019, sau khi ký quyết định giao dự toán ngân sách cho Cục Kỹ thuật 179 tỷ đồng, ông Sơn tiếp tục yêu cầu ông Hưng rút lại 50 tỷ đồng để chuyển về Bộ Tư lệnh. Chấp hành chỉ đạo, ông Hưng trao đổi và yêu cầu 6 trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật, khi thực hiện chi tiêu nguồn ngân sách, phải rút lại tổng số tiền 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh sử dụng vào việc chung. Các trưởng phòng đều báo cáo với ông Hưng là khó thực hiện. Tuy nhiên, ông Hưng vẫn yêu cầu những người này phải thực hiện.

Tài liệu điều tra thể hiện, ông Hưng giao mỗi trưởng phòng phải “rút ruột” từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để đủ mức 50 tỷ đồng ông Sơn yêu cầu.

Thực hiện yêu cầu trên, 6 trưởng phòng phân chia nguồn ngân sách được giao thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng. Họ cũng chủ động đặt vấn đề với các nhà thầu để nâng giá nhằm hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi. Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đồng ý nâng giá vật tư, thiết bị hoặc trích lại lợi nhuận.

Sau đó, ông Hưng, Hòe tham mưu, đề xuất Tư lệnh Sơn ký hợp đồng với các doanh nghiệp, trong đó, 24 hợp đồng do 16 doanh nghiệp thực hiện có liên quan việc rút lại 50 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cùng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nghiệm thu và bàn giao vật tư, thiết bị về Kho tổng hợp của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và chuyển tiền thanh toán dứt điểm cho các nhà thầu.

Từ đầu tháng 12/2019 đến đầu tháng 1/2020, theo đúng thỏa thuận, các nhà thầu đã chuyển lại trực tiếp bằng tiền mặt cho 6 trưởng phòng của Cục Kỹ thuật. 6 người này sau đó nộp lại toàn bộ tiền cho ông Hưng để chuyển cho ông Sơn. Việc giao nhận tiền đều được thực hiện tại phòng làm việc của ông Hưng và ông Sơn. Sau khi nhận 50 tỷ đồng, ông Sơn chia cho mình và ông Đồng, Hậu, Quyết, Dũng.

Đến ngày 19/6/2020, ông Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và các đồng phạm. Sự việc sau đó được Đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra. Tháng 9/2021, 5 người hưởng lợi tự nguyện nộp lại mỗi người 10 tỷ đồng để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Đọc thêm

“Mắt xích” trong đường dây tội phạm quốc tế Jinbian hầu tòa

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của nữ kế toán bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, cơ quan chức năng đã bắt được nhiều “mắt xích” trong tổ chức tội phạm Jinbian – một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các App đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

4 đối tượng có hành vi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm lĩnh án

Các đối tượng tại phiên toà.
(PLVN) - Cơ quan chức năng xác định, hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng Trọng Vinh, Nguyễn Gia An là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội; hành vi của Phạm Yến Nhi và Phạm Thị Thùy Dương là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất Ma túy của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an, an toàn xã hội.

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù
(PLVN) - Ngày 13/5, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên án 13 bị cáo làm giả Giấy CNQSDĐ (sổ đỏ), để vay hơn 7 tỷ đồng của Ngân hàng rồi chiếm đoạt. Liên quan đến vấn đề này, hàng loạt “quan chức” của huyện Ia Grai cũng đang được các cơ quan chức năng xử lý ở một vụ án khác.

Xét xử đường dây chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng ra khỏi Việt Nam

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - TAND tỉnh Quảng Nam vừa mở phiên xử nhóm đối tượng chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng của đường dây “tín dụng đen” ra khỏi Việt Nam. Tòa tuyên phạt Nguyễn Quốc Đạt (30 tuổi), Lâm Thị Ngọc Loan (42 tuổi) cùng mức án 5 năm 6 tháng tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Kế toán công ty sữa làm giả hồ sơ vay vốn

Bị cáo Trương Ngọc Tùng bị tòa tuyên phạt 19 năm tù.
(PLVN) -Ngày 10/5, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú phường Kim Long, TP Huế) về hai tội “Tham ô tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Tuyên án tù nữ 'đại gia' thu lợi 70 tỷ đồng từ cho vay lãi nặng

Trà (đứng giữa) cùng bị cáo Lan và Việt Anh tại phiên tòa. (Ảnh: B.Yên)
(PLVN) - Ngày 8/5, TAND TX Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đưa ra xét xử bị cáo Lâm Thị Thu Trà (50 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu) về hai tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" và "Rửa tiền". Trà trước đây có tiếng ngoài đời và cả trên mạng xã hội với hình ảnh một “nữ đại gia” ở TP Vũng Tàu với nhiều biệt thự, xe sang.

Hai bị cáo trong vụ CDC Huế được hưởng khoan hồng, miễn hình phạt tù

Hai bị cáo tại phiên tòa xét xử ngày 8/5.
(PLVN) - TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo Hoàng Văn Đức (SN 1970, trú TP Huế), nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế (CDC Huế) và Hà Thúc Nhật (SN 1983, trú tại TX Hương Trà) nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng CDC Huế về tội danh "Vi phạm các quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

6 người trong một gia đình lãnh án tù về tội "giết người"

06 bị cáo nghe Tòa tuyên án.
(PLVN) - TAND tỉnh Kiên Giang vừa tuyên phạt 6 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Nam (49 Tuổi), Trần Thanh Mộng (44 tuổi), Trần Quốc Đại (35 tuổi), Trần Văn Có (31 tuổi), Lê Văn Khỏe (25 tuổi) và Lê Văn Toàn (23 tuổi) cùng ngụ xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang tổng cộng 44 năm tù về tội “Giết người”.

Vụ án chiếm đoạt tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng: Trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung

Bị cáo Hải và Tú tại phiên xử. (Ảnh: D.Hải)
(PLVN) - TAND TP HCM vừa đưa bị cáo Hứa Chấn Hải (35 tuổi, ngụ quận 12) ra xét xử về tội “Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Liên quan vụ án, Đào Vương Thùy Thanh Tú (39 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị xác định đồng phạm với Hải về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

VKS Quân sự khu vực 11 (Quân khu 1): Phối hợp xét xử lưu động một vụ án “tổ chức sử dụng ma tuý”

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Giáp Tuấn Anh)
(PLVN) - Mới đây, tại hội trường Sư đoàn 3, Quân khu 1, Viện kiểm sát quân sự (VKSQS) Khu vực 11 đã phối hợp Toà án quân sự (TAQS) khu vực Quân khu 1 tổ chức phiên toà lưu động xét xử bị cáo Hoàng Văn Đại và đồng phạm về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo khoản 2 Điều 255 BLHS.