Cứu trẻ 14 tuổi bị dao đâm thấu tim, tỷ lệ tử vong rất cao

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cháu bé 14 tuổi ở Thái Nguyên bị một đối tượng cầm dao đâm thấu tim, tỉ lệ tử vong rất cao, lên đến 90%.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 14 tuổi được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch, sốc, đau tức nhiều vùng ngực, mạch nhanh nhỏ, da xanh tái, huyết áp tụt kẹt 70/50mmHg, phản ứng chậm,...

Bác sĩ thăm khám, thấy vùng tam giác tim nguy hiểm có một vết thương kích thước khoảng 2,5x1cm bờ sắc gọn, không rõ độ sâu, không phì phò máu khí qua vết thương.

Siêu âm tại chỗ thấy nhiều dịch màng ngoài tim, hệ tĩnh mạch cảnh giãn, tăng áp lực. Gia đình cho biết, bệnh nhân bị một đối tượng dùng dao nhọn đâm vào ngực.

Nhận định đây là một trường hợp tối cấp cứu do vết thương tim nguy hiểm, các bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa đã nhanh chóng đưa bệnh nhân lên phòng mổ có dự trù tuần hoàn ngoài cơ thể.

Bệnh nhân được đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, dự trù máu, đo huyết áp động mạch xâm lấn và được tiến hành phẫu thuật khẩn cấp, mở ngực ra thấy có 2 vết thương thủng tâm thất phải và nằm sát động mạch liên thất trước trong hệ thống mạch vành của tim, nhiều máu cục, máu đông trong khoang màng ngoài tim và khoang màng phổi.

Các bác sĩ đã tiến hành khâu lại các lỗ thủng tim, loại trừ, xử lí các tổn thương phối hợp khác, hồi sức tích cực sau mổ và theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn. Hiện tại, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản và có thể tự ngồi dậy được.

Trưởng khoa Ngoại Tim Mạch - Lồng Ngực, Trưởng kíp mổ cho biết: Vết thương tim là một thể rất nặng và ít gặp của vết thương ngực hở, với tỉ lệ tử vong trước khi tới viện lên tới 90%. Đây được coi là một tối cấp cứu trong ngoại khoa, cần được ưu tiên số một trong chẩn đoán, vận chuyển và xử lí.

Đối với bệnh nhân bị tổn thương tim tại Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu do bạch khí trong tai nạn bạo lực (dao, mũi kéo, que sắc nhọn, kiếm…) chiếm tới gần 100%.

Đọc thêm

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.