Cứu sống một bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt hơn 120 vết ở Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 27/7, Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu vừa cho biết, đơn vị đã tiếp nhận và cứu chữa thành công một bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt hơn 120 vết trên cơ thể.
Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận bệnh nhân P.V.T bị nhiều vết ong đốt vùng đầu, mặt, vai, lưng và tay...

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận bệnh nhân P.V.T bị nhiều vết ong đốt vùng đầu, mặt, vai, lưng và tay...

Trước đó, tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, bệnh nhân tên P.V.T (68 tuổi, địa chỉ tại xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) được tiếp nhận trong tình trạng khó thở, mạch nhanh, huyết áp tăng, nổi mề đay toàn thân, nhiều vết ong đốt vùng đầu, mặt, vai, lưng và tay sưng nề...

Tại đây, các bác sĩ lập tức chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ, tổn thương đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận, suy gan) và rối loạn đông máu nặng, nguy cơ tử vong cao do ong đốt hơn 120 vết.

Đồng thời, các bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực (ICU) đã nhanh chóng phối hợp nhiều biện pháp bao gồm điều trị nội khoa tối ưu, lọc máu hấp phụ chất độc, thay huyết tương, lọc máu liên tục (CRRT) với hy vọng có thể giúp người bệnh thoát qua cơn nguy kịch.

Trong quá trình điều trị, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân tiến triển nặng có lúc phải hỗ trợ thở máy không xâm lấn, tình trạng tổn thương thận cấp mức độ nặng do độc tố ong luôn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng.

Trải qua 21 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của bệnh nhân P.V.T hiện tại đã ổn định, không còn khó thở, vị trí vết đốt giảm đau, giảm sưng nề, tình trạng tổn thương đa cơ quan và đặc biệt là tổn thương thận cấp đang dần hồi phục khá tốt. Hôm nay, bệnh nhân đã được xuất viện và hẹn tái khám kiểm tra, đánh giá lại sau khi hết thuốc.

BS.CKI Nguyễn Hoàng Duyên - Phó Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết: “Nọc của ong vò vẽ rất độc và nguy hiểm. Nếu trường hợp người bệnh P.V.T bị ong vò vẽ đốt với số lượng nhiều nếu không điều trị kịp thời thì có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng tổn thương đa cơ quan và tử vong”.

Các loại ong thường hay đốt người là ong mật, ong bầu, ong vàng, ong vò vẽ. Sau khi đốt các chất trong nọc ong gây ra phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, làm ngưng kết tiểu cầu và gây tắc mao mạch, tổn thương nhiều cơ quan, về lâu dài dẫn đến suy gan, suy thận và có thể tử vong.

"Do đó khi bị ong đốt ngoài việc xử trí vết thương tại chỗ, giảm đau thì người bị ong đốt cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị ong đốt kèm theo có biểu hiện nổi mề đay, ngứa, khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu,… cần khẩn cấp gọi ngay cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời” - bác sĩ Duyên khuyến cáo.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...