Cứu người đàn ông xuất huyết tiêu hóa nguy kịch

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau nội soi can thiệp.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau nội soi can thiệp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa rất nặng, máu phun thành tia, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân là anh N.H.C (36 tuổi) được đưa đến Trung tâm Cấp cứu trong tình trạng nôn ra máu với số lượng nhiều, da niêm nhợt nhạt, vã mồ hôi, tụt huyết áp, suy hô hấp.

Trước đó 3 ngày, bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài phân đen, đột ngột nôn ra máu, co giật, hoa mắt, chóng mặt nên đã được người nhà đưa đến bệnh viện huyện điều trị. Tuy nhiên tình trạng xuất huyết tiêu hoá không cải thiện và xấu dần. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cấp cứu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, xuất huyết tiêu hóa nặng kèm theo các triệu chứng của sốc mất máu, các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí cấp cứu truyền dịch, truyền máu. Do lượng máu mất rất nhiều, xét nghiệm có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy hô hấp nặng, bệnh nhân được hồi sức tích cực, xử trí đặt ống thở và thở máy, chống toan, thuốc ức chế bơm đường tĩnh mạch. Ngay sau đó, bệnh nhân nhanh chóng được hội chẩn và được chỉ định nội soi chẩn đoán và can thiệp cầm máu.

Ê-kíp các bác sĩ đã tiến hành nội soi thấy có nhiều máu đỏ tươi và máu cục đỏ bầm trong dạ dày, thân vị dưới có miệng nối to có 2 quai, ngay miệng nối ở quai gần về phía tâm vị có một ổ loét đường kính khoảng 1 cm, có mạch máu phun thành tia. Các bác sĩ đã tiến hành tiêm kẹp 2 clip cầm máu. Sau 30 phút can thiệp, các bác sĩ đã kiểm soát được tình trạng xuất huyết.

Sau nội soi can thiệp, tình trạng xuất huyết tiêu hóa của bệnh nhân cải thiện tốt, huyết áp ổn định, tình trạng toan chuyển hóa cải thiện dần. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được truyền 2.5 lít máu để bù vào lượng máu đã mất. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, da niêm mạc hồng, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, không thấy xuất huyết tiêu hóa tái phát, sinh hoạt gần như bình thường. Dự kiến xuất viện vào 2 ngày tới.

Bác sĩ Lâm Tiến Tùng, Trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực 2, người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân C cho biết: “Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là bệnh cấp cứu nội khoa và ngoại khoa, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tất cả các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên, với tỷ lệ tử vong từ 6-13%".

Qua đây, bác sĩ Tùng cũng khuyến cáo mọi người cần có 1 chế độ ăn lành mạnh, hợp lý, đặc biệt lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy mạn, xơ gan… dẫn đến xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Khi có các dấu hiệu nghi xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.