Cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson: 'Giấc mơ Brexit đã chết'

Cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và cựu Bộ trưởng Brexit David Davis
Cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và cựu Bộ trưởng Brexit David Davis
(PLO) - Con thuyền Brexit, tức tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà Thủ tướng Theresa May đang là người cầm lái, đã gặp phải những tổn thất nặng nề khi mất đi 2 nhân lực chính, bao gồm Bộ trưởng Brexit David Davis và Ngoại trưởng Anh Boris Johnson.

Một ngày, 2 bộ trưởng từ chức

Ngày 9/7, dư luận Anh bất ngờ nhận được thông tin Bộ Phụ trách vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (gọi tắt là Bộ Brexit) David Davis đã đệ đơn từ chức. Chỉ 15 giờ sau đó, Ngoại trưởng Boris Johnson bồi thêm một đòn giáng mới vào các nỗ lực Brexit của Chính phủ với việc chính thức xin từ nhiệm. 

Đơn từ chức của bộ trưởng thứ hai trong nội các được gửi tới Thủ tướng Anh Theresa May chỉ 30 phút trước khi bà bước vào cuộc họp căng thẳng với các nghị sĩ Đảng Bảo thủ có quan điểm chống EU nhằm bảo vệ bản thỏa thuận Brexit đã đạt được ít ngày trước đó. 

Ông Boris Johnson vốn được coi là “thủ lĩnh hiệu quả nhất của những người ủng hộ Brexit”. Trong chiến dịch trưng cầu ý dân về Brexit được tổ chức năm 2016, ông này chính là nhân vật nổi bật nhất của phe “ra đi”.

Cả ông Davis lẫn ông Johnson cho biết họ từ chức để thể hiện việc không chấp nhận lập trường mềm mỏng Chính phủ của bà May trong vấn đề Brexit. Trong đơn từ chức, ông Johnson cho rằng bản thỏa thuận ở Chequers sẽ khiến nước Anh phải chịu khuất phục trước các điều khoản quản lý về hàng hóa và nông sản của EU. “Chúng ta thực sự đang tiến tới tình trạng thuộc địa”, ông Johnson viết. 

Cựu ngoại trưởng Anh cũng nói rằng ông không từ chức ngay trong ngày 6/7 – là hôm các bên đạt được thỏa thuận tại Chequers, mà chờ tới ngày 9/7 vì ông đã nỗ lực tới phút cuối để đả thông tư tưởng cho các thành viên trong Chính phủ về những vấn đề bức xúc của ông nhưng không thành. Trong thư từ chức, ông Johnson cho rằng “giấc mơ Brexit đã chết”. 

Ngoài 2 nhân vật nói trên, cấp phó của ông David Davis là ông Steve Baker cũng từ chức sau khi cáo buộc bà May đã “cho” EU quá nhiều và rằng chính phủ đã mắc phải các sai lầm trong các cuộc thương thuyết với EU. 

Việc từ chức của các nhân vật nói trên đã cho thấy rõ tình trạng chia rẽ trong nội các Anh. Theo kế hoạch Brexit của bà May, Anh sẽ ký một “Thỏa thuận liên kết” với EU để thiết lập một mối quan hệ mạnh mẽ hơn so với một thỏa thuận tự do thương mại truyền thống giữa 2 bên. Theo thỏa thuận như vậy, Anh sẽ chấp thuận tuân thủ những quy tắc đối với hàng hóa và các sản phẩm nông nghiệp do EU đặt ra để đổi lấy việc không bị mất biên giới hải quan mở đối với khối này. 

Theo tờ Huffington Post, kế hoạch của bà May đã vấp phải những ý kiến trái chiều của ngay cả những người ủng hộ Brexit, tập trung vào vấn đề thương mại. Những người ủng hộ Brexit cứng rắn với quan điểm cho rằng bà May cần phải dứt khoát và hoàn toàn tách khỏi EU chỉ trích Thủ tướng đang khiến Brexit chỉ còn là cái tên, rằng bà May đã phớt lờ ý chí của những người đã bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi EU.

Chỉ trước đó ít ngày, bà May tưởng chừng như đã nhận được sự ủng hộ từ toàn thể nội các của bà trong việc duy trì mối liên hệ chặt chẽ với EU về kinh tế sau khi nước này rời khỏi khối. Tuy nhiên, các vụ từ chức trên cho thấy thực tế không hề đơn giản như vậy. 

Bà May tại một cuộc họp nội các mới đây
Bà May tại một cuộc họp nội các mới đây

Việc liên tiếp 2 bộ trưởng quan trọng từ chức đã lại dấy lên những đồn đoán về vị trí của bà May. Tờ Daily Telegraph cho rằng hành động của các bộ trưởng của Anh đã giáng một đòn “chí tử” vào vị thế lãnh đạo của bà May còn tờ Guardian cũng cho rằng rất có thể các nghị sĩ Công đảng sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm với bà thủ tướng.

Phó chủ tịch Công đảng đối lập Tom Watson thậm chí được dẫn lời cho rằng Chính phủ của bà Theresa May đang tan rã và bản thân bà May đã lâm vào tình trạng “không còn chút quyền lực nào, không thể thực hiện được quá trình Brexit nữa”.

New York Times trong khi đó dẫn các nguồn tin trong nội bộ đảng Bảo thủ của bà May cũng cho biết có thể sẽ còn có thêm những thành viên khác trong nội các từ chức nếu bà May không hủy bỏ kế hoạch của mình.

Trên thực tế, theo Tờ Economist của Anh, ngoài việc phản đối kế hoạch Brexit của bà May, ông Johnson từ lâu đã có tham vọng thay thế bà trở thành người nắm giữ chìa khóa tại Số 10 phố Downing. Do đó, có thể ông này tính toán rằng việc từ chức vào thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội cuối cùng để ông có được cơ hội đứng vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ kiêm thủ tướng Anh. 

“Gáo nước lạnh” từ Tổng thống Mỹ

Trong lúc bà May vẫn đang “đau đầu dẹp loạn” trong nội bộ thì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến tình hình trở nên khó khăn hơn khi công khai chỉ trích chiến lược Brexit của bà May. 

Tổng thống Mỹ - một trong những người mạnh mẽ ủng hộ việc Anh rời khỏi EU - trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Sun của Anh – cho biết ông đã tư vấn cho bà May về một con đường khác hoàn toàn với con đường mà chính phủ của bà May đang dự kiến sẽ thực hiện trong tiến trình rời khỏi EU. Tuy nhiên, theo ông Trump, những ý kiến của ông đã bị phớt lờ. 

“Tôi đã nói với bà Theresa May về cách thức thực hiện tiến trình đó nhưng bà ấy không đồng ý, bà ấy không nghe tôi. Bà ấy muốn đi một con đường khác hoàn toàn. Bà ấy đã đi ngược lại với con đường mà tôi nói. Điều đó cũng tốt thôi. Bà ấy sẽ đàm phán theo cách mà bà ấy cho là tốt nhất. Nhưng mọi việc thật quá tệ”, ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ cũng cho rằng thỏa thuận mà bà May đang thúc đẩy với châu Âu không giống với thỏa thuận đã được người dân Anh ủng hộ tại cuộc trưng cầu ý dân về Brexit trước đây, khiến nhiều người không hài lòng và kết quả là một số quan chức đã từ chức.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Anh đầu tiên trên cương vị nguyên thủ của Mỹ, ông Trump đã có cuộc ăn tối làm việc với bà May. Theo AFP, tại cuộc gặp này, bà May đã thuyết phục ông Trump về việc ký một thỏa thuận thương mại giữa 2 nước sau khi Anh rời khỏi EU.

Theo Thủ tướng Anh, thỏa thuận Brexit của bà sẽ tạo cơ hội để Anh đạt được một thỏa thuận tự do thương mại có thể tạo việc làm và tăng trưởng ở cả Anh và Mỹ ngay khi London rời khỏi EU dự kiến vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, ông Trump đã dội một gáo nước lạnh vào đề nghị của bà May.

Theo đó, đề cập đến thỏa thuận Brexit, ông Trump cho rằng việc thỏa thuận Brexit “mềm mỏng” mà bà May đang thúc đẩy được ký kết có thể sẽ giết chết luôn cơ hội đạt được một thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ. 

Nguyên nhân của việc này, theo ông Trump, là do thỏa thuận Brexit hiện nay của Chính phủ Anh nếu được ký kết sẽ đẩy nước Mỹ vào tình cảnh phải làm việc với cả khối EU chứ không phải với chỉ riêng nước Anh và đó là điều mà Mỹ hoàn toàn không muốn. “Chúng tôi đã có đủ khó khăn với EU và chúng tôi hiện nay vẫn đang đối phó với việc EU không đối xử công bằng với Mỹ trong vấn đề thương mại.

Do đó, nếu Chính phủ Anh ký thỏa thuận đó, tôi có thể nói rằng đó sẽ là kết thúc của mối quan hệ thương mại lớn giữa Anh và Mỹ”, ông Trump nói. Phát biểu của ông Trump được cho là đã phá hủy nỗ lực của bà May nhằm xoa dịu những người đang tức giận với Sách trắng Brexit được bà công bố ngày 12/7 với việc giành được sự ủng hộ của Mỹ đối với các đề xuất đó.

Không dừng lại ở đó, Tổng thống Mỹ cũng công khai ủng hộ cựu Ngoại trưởng Boris Johnson, cho rằng ông Johnson là một người rất thông minh mà bản thân ông “rất tôn trọng”. Ông Trump cũng cho rằng ông Johnson có thể sẽ trở thành “một thủ tướng tuyệt vời”. Các nhà phân tích cho rằng những phát biểu mang tính can thiệp như vậy của ông Trump có thể làm phức tạp thêm tiến trình Anh rời khỏi EU, thậm chí đặt ra những thách thức với vị trí của bà May.

Bởi, một thỏa thuận thương mại với Mỹ là một trong những mục tiêu chính mà những người ủng hộ Brexit trong Đảng bảo thủ của bà May hướng tới. Nhiều người trong số này đang cho rằng bà May đang đưa ra quá nhiều nhượng bộ với EU. Họ gọi kế hoạch Brexit của nữ thủ tướng là sự phản bội và đe dọa sẽ thách thức vị trí Chủ tịch đảng và Thủ tướng của bà May. 

Tin cùng chuyên mục

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Đọc thêm

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.