Mỹ muốn bán máy bay không người lái vũ trang cho Ấn Độ

Máy bay không người lái trang bị tên lửa Predator của Mỹ
Máy bay không người lái trang bị tên lửa Predator của Mỹ
(PLO) - Mỹ sẽ đề nghị bán cho Ấn Độ phiên bản có vũ trang của máy bay không người lái Guardian, Reuters dẫn nguồn tin là một viên chức cao cấp Mỹ và một nguồn tin trong ngành công nghiệp máy bay không người lái cho biết.

Theo hãng tin trên, lẽ ra, đề nghị bán các máy bay không người lái trên sẽ được chính thức thảo luận trong cuộc họp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ-Ấn đã được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 7 này. Tuy nhiên, cuộc họp đã bị hủy bỏ và dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới. Nếu thỏa thuận này được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ bán một máy bay không người lái lớn và được trang bị vũ khí cho một nước bên ngoài đồng minh NATO. Đây cũng là lần đầu tiên một máy bay không người lái công nghệ cao có mặt trong khu vực Nam Á. 

Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, Công ty General Atomics của Mỹ cho biết Chính phủ Mỹ đã phê chuẩn cho Công ty bán biến thể của một mẫu máy bay không người lái dành cho hải quân. Công ty này không nêu cụ thể phiên bản máy bay nhưng các thông tin cho biết Ấn Độ đã đàm phán để mua 22 máy bay không người lái do thám không vũ trang MQ-9B Guardian với tổng giá trị lên tới hơn 2 tỉ USD để tiếp tục đảm bảo nhiệm vụ giám sát ở Ấn Độ Dương. Theo các nguồn tin của Reuters, bên cạnh khả năng đổi phiên bản máy bay từ không vũ trang thành máy bay không người lái vũ trang, số máy bay mà Mỹ sẽ đồng ý bán cho Ấn Độ cũng thay đổi.

Dẫn lời một quan chức Mỹ, Reuters cho hay, một trở ngại của thỏa thuận mà Mỹ có thể đạt được với Ấn Độ là Ấn Độ sẽ phải ký Thỏa thuận Thông tin và An ninh (COMCASA) - một thỏa thuận thông tin khung vốn được Mỹ quy định là điều kiện để điều hành hệ thống phòng thủ tiên tiến. Tuy nhiên, một số quan chức trong Chính phủ Ấn Độ lại không muốn ký thỏa thuận này do lo ngại về những phiền phức. Chi phí và việc tích hợp của máy bay với hệ thống vũ khí của Ấn Độ cũng còn là một vấn đề.

Thông tin về thỏa thuận được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 4 đã quyết định áp dụng chính sách xuất khẩu vũ khí mới nhằm mở rộng các thương vụ bán hàng cho các đồng minh. Theo Chính phủ Mỹ, việc áp dụng chính sách như vậy sẽ đẩy mạnh nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ, đồng thời tạo ra công ăn việc làm trong nước. Kế hoạch xuất khẩu vũ khí mới của Mỹ bao gồm chính sách mới về xuất khẩu máy bay không người lái với các điều khoản cho phép các đồng minh của Mỹ dễ tiếp cận hơn với các máy bay sát thương không người lái có thể phóng tên lửa và máy bay không người lái do thám đủ mọi kích cỡ của Mỹ.

Hiện, các nhà sản xuất máy bay không người lái Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước, đặc biệt từ các đối thủ Trung Quốc và Israel - những nước có quy định về bán vũ khí được cho là không chặt chẽ bằng. Do vậy, các công ty sản xuất máy bay không người lái ở Mỹ đang tích cực vận động để thay đổi các qui định về xuất khẩu của nước này. Trong số những đề xuất thay đổi mà các công ty Mỹ muốn được áp dụng là nới lỏng nguyên tắc xuất khẩu vũ khí được biết dưới tên “suy đoán khước từ” do Chính phủ Mỹ quy định. Nguyên tắc này đã cản trở nhiều thỏa thuận bán máy bay không người lái khi tự động bác bỏ các thỏa thuận không có lý do an ninh rõ ràng và thỏa thuận sử dụng vũ khí phù hợp với luật quốc tế từ người mua. 

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.