Cứu hộ cứu nạn - nhiệm vụ trọng tâm của Quân đội năm 2018

Bộ đội Hải quân cứu nạn thuyền viên tàu vận tải Long Sơn 08 bị chìm
Bộ đội Hải quân cứu nạn thuyền viên tàu vận tải Long Sơn 08 bị chìm
(PLO) -Tham gia giúp nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định là nhiệm vụ quan trọng trong thời bình của Quân đội. Năm 2018,công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quân đội. 

Năm của thiên tai và kết quả cứu hộ-cứu nạn của Quân đội

Theo báo cáo của Cục Cứu hộ-Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu, trong năm 2017, toàn quốc đã xảy ra hơn 2.700 vụ thiên tai, tai nạn, sự cố (không tính các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, so với cùng kỳ năm 2016 cả nước tăng 15 vụ) làm chết gần 1.000 người, mất tích hơn 270 người và bị thương gần 1.300 người. Các vụ thiên tai, tai nạn, sự cố cũng làm cho gần 2.330 phương tiện bị chìm, cháy, hư hỏng. Đã có hơn 616.000 ngôi nhà bị cháy, ngập, sập đổ, hư hỏng do bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn; hơn 504.000ha hoa màu bị ngập chìm, hư hại. 

Năm 2017, Bộ Quốc phòng đã điều động hơn 330.460 lượt người (trong đó bộ đội là hơn 150.300 lượt, dân quân tự vệ hơn 180.150 lượt) và hơn 6.300 phương tiện tham gia vào công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Kết quả đã xử lý hiệu quả 2.120 vụ việc, cứu hộ được gần 5.440 người và gần 360 phương tiện. Không những thế, cơ quan chức năng còn tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quân kêu gọi hướng dẫn cho hơn 3.145.000 người/744.252 phương tiện biết hướng đi của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới để tìm vào nơi tránh, trú an toàn, góp phần giảm thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Để giúp đỡ nhân dân vượt qua những khó khăn trước mắt, khẩn trương ổn định cuộc sống, năm 2017, toàn quân cũng đã hỗ trợ nhân dân 59 tấn lương khô, hơn 161,50 tấn gạo, 82,6 tấn hàng hóa, hơn 51.500 thùng mì ăn liền, hơn 15.700 thùng nước uống... với trị giá hàng chục tỷ đồng. Sự hỗ trợ kịp thời cả về lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất của các đơn vị quân đội đã góp phần tích cực vào việc ổn định lòng dân, tạo ra niềm tin để nhân dân vượt qua cơn hoạn nạn. Những việc làm đó như những chất liệu tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.

Bộ đội dựng nhà, khôi phục ruộng nước, đất hoa màu cho bà con Mường La, Sơn La

Mưa lớn kéo dài đêm 2/8/2017 đến rạng sáng 3/8/2017 đã gây ra trận lũ ống, lũ quét thế kỷ trên địa bàn dọc suối Nặm Păm khu vực thị trấn huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Theo thống kê sơ bộ, trận lũ ống, lũ quét đã làm 6 người chết, 10 người mất tích, 3 người bị thương, 258 nhà bị thiệt hại, trong đó 179 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 4 ô tô tải loại đầu kéo, 3 nhà kho chứa vật liệu xây dựng bị cuốn trôi. Lũ cũng cuốn trôi cầu Nặm Păm và nhà văn hóa, các điểm trường tiểu học tại các bản Hua Nậm, Huổi Liếng, Huổi Hốc, Pá Piệng và 1 trạm y tế thuộc xã Nặm Păm; thiệt hại lúa và hoa mầu 290ha,thiệt hại ước tính 461 tỷ đồng.

Có mặt tại các xã Nậm Păm, Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) vào những ngày đầu năm 2018, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi chứng kiến cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây đang hồi sinh nhanh chóng sau trận lũ lịch sử xảy ra cách đây chưa lâu.Đến nay, huyện đã hoàn thành xây dựng 6 điểm tái định cư, gồm: Bản Hốc, bản Piệng, Huổi Sói, Huổi Liếng, bản Bâu, Nà Ten, Hua Nặm (Nậm Păm) và các bản Nà Lo, Nà Tòng, tiểu khu 1 thuộc thị trấn Mường La; xây dựng, bàn giao xong 179 nhà lắp ghép cho 179 hộ có nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. Hiện, người dân đã chuyển về ở ổn định tại các điểm tái định cư với đầy đủ hệ thống điện, nước sạch, đường giao thông.

Bí thư Huyện ủy Mường La Nguyễn Thành Công cho biết: “Bằng nguồn ngân sách của tỉnh, sự hỗ trợ kinh phí của các cấp, ngành, huyện, đồng thời huy động lực lượng vũ trang Quân khu 2 tham gia, đến nay địa phương đã giúp nhân dân trồng được 200ha cây ăn quả, 54ha cây công nghiệp; hỗ trợ mỗi hộ bị lũ cuốn trôi toàn bộ tài sản một con bò; hộ có nhà bị hư hỏng được hỗ trợ 2 con dê. Cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 2 còn giúp bà con khôi phục 64ha ruộng nước, hàng chục héc-ta trồng hoa màu... Hiện nay, 100% trường học trên địa bàn xảy ra lũ quét đã đi vào hoạt động bình thường. Một số công trình quan trọng bị lũ cuốn trôi đã được khởi công xây dựng, như: Trường tiểu học, trạm y tế, nhà văn hóa của các bản...

Cứu hộ-cứu nạn, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018

Tại Hội nghị quân chính toàn quân năm 2017, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch khẳng định: Công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quân đội trong năm 2018. Vì vậy, toàn quân phải tiếp tục rà soát lại các phương án, thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” xứng đáng với vai trò nòng cốt và là chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương trong hỏa hoạn, thiên tai.

Để làm tốt công tác này, toàn quân cần phải tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của các cấp về công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Cấp ủy, chỉ huy từng cấp chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền chấp hành nghiêm chỉ lệnh về công tác quân sự, quốc phòng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 2018. Các cơ quan, đơn vị phải duy trì nghiêm chế độ trực cứu hộ-cứu nạn, luôn nắm chắc tình hình, hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, tham mưu đề xuất kịp thời các kế hoạch, phương án trong xử lý các tình huống, bảo đảm hiệu quả, sát với đặc điểm, điều kiện của các vùng, miền. 

Tích cực tham mưu với Bộ Tổng Tham mưu, tổ chức huấn luyện bảo đảm thiết thực, nhất là đối với các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm, các đội hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, các lực lượng tham gia cứu hộ đường không, đường biển... Bên cạnh đó, phải tiếp tục thực hiện các dự án chuyển tiếp, triển khai mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn chuyên dụng theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ để trang bị cho các đơn vị. Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân trong hoạt động phòng tránh, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hướng vào mục đích lấy phòng làm chính nhằm giảm nhẹ thiệt hại ngay từ khi thiên tai, sự cố mới xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.