Cướp cò súng bắn chim, nam thanh niên bị đạn xuyên cổ

Dị vật là viên đạn chì được lấy ra khỏi người bệnh nhân (ảnh: BVCC)
Dị vật là viên đạn chì được lấy ra khỏi người bệnh nhân (ảnh: BVCC)
(PLVN) - Sáng 21/10, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết vừa cấp cứu thành công cho thanh niên 29 tuổi bị súng bắn chim bắn xuyên từ cổ lên sau tai

Trước đó, bệnh nhân được cấp cứu ở Bệnh viện tuyến dưới,  được chẩn đoán dị vật xương chũm sát đường đi dây thần kinh số VII, điều trị cầm máu, kháng sinh, chống viêm, giảm đau, chưa can thiệp ngoại khoa, chuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị tiếp.

Ngay khi đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, không liệt VII ngoại biên. Vết thương vùng cổ bên phải là đường vào của dị vật đã liền; Khớp thái dương hàm vận động bình thường, vùng sau tai phải không sưng, nóng; Vành tai, ống tai ngoài, hòm tai bình thường. Trên phim chụp vùng đầu cổ có hình ảnh dị vật kim khí hình viên đạn kt 11x9,5mm vùng mỏm chũm bên phải.

Ngày 15/10, bệnh nhân được phẫu thuật mở xương chũm bên phải tìm và lấy dị vật dưới kính hiển vi. Sau mổ ngày thứ 5 toàn trạng người bệnh ổn định, không chóng mặt, không liệt mặt, vết mổ khô, liền tốt, đã được rút dẫn lưu.

Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định (ảnh: BVCC)
 Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định (ảnh: BVCC)

Thời gian qua, Bệnh viện TWQĐ 108 đã cấp cứu rất nhiều trường hợp chịu tổn thương do súng tự chế trong đó có cả các em nhỏ, hầu hết các trường hợp đều gây ra những thương tổn lớn cho người bệnh. Do đó, người dân cần hết sức lưu ý về việc tự chế tạo súng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Các bác sĩ cảnh báo trường hợp bị thương do hỏa khí này có cơ chế chấn thương rất phức tạp do đầu đạn bắn từ vùng cổ bên xuyên lên sau tai phải, qua các cấu trúc giải phẫu quan trọng vùng đầu cổ như bó mạch cảnh, dây thần kinh, tuyến nước bọt mang tai… Kèm theo đó là vị trí mảnh đạn mắc kẹt ở rất sâu phía trong xương chũm, sát đường đi đoạn 3 của dây thần kinh số VII chi phối các cơ vùng mặt, vì thế quá trình bộc lộ dị vật phải rất thận trọng.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.