Cuối tuần này tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày liên tục, từ 12/12, để đánh giá an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu.

Ngày 7/12, ông Vũ Hồng Phương, Quyền Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, các đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ được vận hành thử từ 5h đến 23h. Giờ bình thường 6 đoàn sẽ chạy, giờ cao điểm 9 đoàn chạy theo hai hướng từ đầu đến cuối tuyến.

Toàn bộ 13 đoàn tàu của dự án đều chạy thử, xuất phát từ điểm đầu là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đi hơn 13 km trên cao tới Cát Linh (quận Đống Đa). Tốc độ chạy tàu trung bình 35 km/h (thiết kế 80 km/h), thời gian đi từ ga đầu đến ga cuối hết 30 phút. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 người.

Các đoàn tàu chạy với tần suất đến ga 6-7 phút/chuyến, giờ cao điểm có thể 2-3 phút/chuyến. Tại mỗi ga, tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để hành khách lên xuống.

Đoàn tàu sẽ vận hành theo đúng biểu đồ chạy tàu để tổng thầu, tư vấn Pháp đánh giá, kiểm chứng mức độ an toàn, chính xác của hệ thống.

Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử cuối năm 2019. Ảnh: Giang Huy.

Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử cuối năm 2019. Ảnh: Giang Huy.

Trước khi vận hành thử hệ thống, tổng thầu dự án sẽ chạy thử đoàn tàu 8 ngày để kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục chuyên biệt. Cụ thể, 3 ngày đầu dành kiểm tra hạng mục chạy tàu; giãn cách 2-3 phút/chuyến và kết hợp diễn tập xử lý các sự cố. Trong 5 ngày tiếp theo, 6 đoàn tàu được chạy thử từ 8h đến 18h, từ đầu đến cuối ga ở cả hai hướng tuyến.

Hệ thống được vận hành theo cơ chế điều khiển tập trung, tự động từ Trung tâm Điều hành OCC đặt tại Depot Hà Đông. Thông tin, tín hiệu trên tuyến tự động truyền về trung tâm điều hành. Tàu được điều khiển bằng hệ thống bán tự động, lái tàu sẽ tăng giảm tốc độ qua các nút bấm, cần gạt trong khoang lái.

Khi hoàn thành xây lắp vào cuối năm 2018, tàu Cát Linh - Hà Đông từng chạy thử liên động để khớp nối các hạng mục thiết bị, nhưng chưa đồng bộ toàn hệ thống và có sự tham gia của nhiều nhân viên. Tại lần chạy thử sắp tới, toàn bộ nhân viên vận hành tuyến tàu điện với khoảng 800 người, trong đó 200 người của tổng thầu Trung Quốc và hơn 600 người Việt sẽ được huy động, vận hành các hạng mục trong nhà ga giống như khai thác thương mại.

Về nhân sự vận hành tàu, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Metro Hà Nội, cho biết từ ngày 4/11 đến 10/12, toàn bộ lao động người Việt vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông thực hành, diễn tập các tình huống trên tuyến, do chuyên gia của Tổng thầu Trung Quốc kiểm tra, sát hạch. Các nhân viên được đào tạo cho dự án đến nay đã sẵn sàng cho công tác vận hành thử, trong đó các lái tàu có thể độc lập điều khiển tàu, không cần sự kèm cặp trực tiếp của chuyên gia đào tạo thực hành.

Căn cứ kết quả vận hành thử, trong quý I/2021, Liên danh tư vấn độc lập Pháp dự kiến cấp chứng chỉ an toàn hệ thống cho dự án, sau đó Bộ Giao thông Vận tải (chủ đầu tư) sẽ nghiệm thu công trình và bàn giao cho Hà Nội quản lý, vận hành.

Tin cùng chuyên mục

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.