Cuộc sống người già bốn phương: Các cụ ở xứ sở anh đào làm bạn với… rô-bốt

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Nghiên cứu và đưa vào sử dụng những chú rô-bốt chăm sóc người cao tuổi đang là một hướng đi được giới chức Nhật Bản thực hiện vừa nhằm lấp đầy sự thiếu hụt về lao động trong lĩnh vực chăm sóc người già, vừa giúp cải thiện cuộc sống của nhóm dân số đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ này.

“Nhân vật” gắn kết

Cụ bà Hiyasu Uraki giơ tay chỉ vào vào chú hải cẩu màu trắng, lông mềm mịn trước bàn. “Cô cũng hát cho nó nghe một bài đi chứ!”, cụ bà nói. Khi tiếng hát cất lên, chú hải cẩu liền ngước mắt lên nhìn, chớp mắt rồi mỉm cười. Nụ cười cùng lúc cũng nở trên môi bà Uraki. 

Chú hải cẩu đang nói ở đây là Paro – một chú hải cẩu rô-bốt tại Viện dưỡng lão Shintomi ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, được đưa vào sử dụng như một liệu pháp về tâm lý và tăng cường tương tác xã hội cho những người già đang sống ở Viện như cụ Uraki. Khi được hỏi tuổi, cụ Uraki mủm mỉm nói mình ngoài 80. 

“Cụ ấy lúc nào cũng nói vậy nhưng thực tế cụ đã 99 tuổi rồi đấy”, bà Yukari Sekigichi – người quản lý tại Viện dưỡng lão nói. 

Tại Viện dưỡng lão Shintomi, những chú hải cẩu như Paro đang trở thành những “người bạn” thân thiết đối với những người như cụ Uraki, là nơi để các cụ bầu bạn, tâm sự đủ mọi thứ trên trời dưới biển, từ thời tiết cho tới cuộc sống cũng như hỗ trợ các cụ một số công việc hàng ngày. “Những chú robot đó cũng chính là những nhân vật kết nối, đóng vai trò cầu nối, là “đầu câu chuyện” để các cụ chuyển sang tâm sự với nhau”, bà Sekigichi lý giải. 

Ngoài Paro, ở Viện Shintomi còn có những chú robot mang nhiều hình dáng khác, thực hiện những công việc khác nhau, như chú rô-bốt Hạt tiêu mang hình dáng như con người, chuyên bắt nhịp cho các cụ tập thể dục. Còn chú robot mang cái tên ngộ nghĩnh Cây thì đang hỗ trợ một người đàn ông bị tàn tật tập đi. “Chân trái, chân phải, tốt lắm”, chú robot cất giọng nữ nhẹ nhàng khuyến khích cụ ông.

Những chú rô-bốt như Paro hay Hạt tiêu là một phần của hàng loạt những công nghệ mà giới chức Nhật Bản đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhằm đối phó với sự cô đơn đang ngày càng gia tăng trong xã hội. Theo các nghiên cứu, cô đơn đang là vấn đề lớn tại Nhật Bản – một trong những nước đang có dân số già nhất thế giới. 

Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được Bộ các vấn đề nội bộ của Nhật Bản công bố hôm giữa tháng, số người trên 70 tuổi tại Nhật Bản hiện đã lên đến 26,18 triệu người, chiếm 20,7% dân số của Nhật. Con số này tăng hơn 1 triệu người so với thống kê của năm 2017 và đánh dấu lần đầu tiên số người trên 70 tuổi của Nhật chiếm hơn 1/5 dân số của nước này. 

Vẫn theo thống kê của giới chức Nhật, số dân từ 65 tuổi trở lên của nước này đã lên đến 35,57 triệu người, lập kỷ lục mới khi chiếm đến 28,1% tổng số dân hiện nay của Nhật. Với con số này, những người từ 65 tuổi ở Nhật cũng lần đầu tiên đạt ngưỡng chiếm 12,4% lực lượng lao động.

Cùng với sự gia tăng kỷ lục về số người già, các thống kê cũng cho thấy, những thay đổi về mô hình gia đình cũng đang khiến số lượng người phải sống trong cảnh cô đơn ở Nhật Bản, trong đó chiếm đa số là những người già, đã gia tăng nhanh chóng trong thời gian qua, với hàng triệu người đang sống một mình. 

Giải pháp của xã hội già hóa?

Theo một số ước tính, đến năm 2040, 40% dân số ở Nhật Bản có thể sẽ là những người sống đơn độc. Tình cảnh này dẫn tới những lo ngại về sự gia tăng các chứng bệnh như trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh tim… 

Trong cuốn sách “Người những già của Nhật Bản là những người cô đơn nhất thế giới”, nhà tâm lý Junko Okamoto gọi Nhật Bản là “siêu cường cô đơn”. Trong bối cảnh như vậy, những chú rô-bốt đang được xem là một giải pháp nhằm khỏa lấp những khoảng trống xã hội.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 vừa qua, Bộ lao động Nhật Bản đã chi 5,2 tỉ yen (tương đương 50 triệu USD) để đưa các robot vào 5.000 nhà dưỡng lão trên toàn quốc. Những chú rô-bốt được sử dụng vào mục đích khá đa dạng. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ví dụ, những người cần phục hồi chức năng có thể vịn vào rô-bốt tên Cây vốn được trang bị cảm biến để dẫn đường để bước đi. Còn rô-bốt Hạt tiêu do hãng SoftBank phát triển đang được sử dụng tại khoảng 500 trại dưỡng lão trên toàn quốc để hỗ trợ người già tập thể dục hay nói chuyện với những câu chuyện đơn giản.

Còn chú hải cẩu Paro đáng yêu và hiếu động có thể phản ứng với việc tiếp xúc, khẩu lệnh hay ánh sáng. “Khi tôi vuốt ve nó, nó phản ứng rất dễ thương, sống động như một sinh vật thực sự. Mỗi lần chơi với nó là tôi lại không dứt được ra”, cụ Saki Sakamoto nói.

Với việc thúc đẩy nghiên cứu phát triển các loại rô-bốt phục vụ và chăm sóc người cao tuổi cả về thể chất lẫn tinh thần, Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sẽ tận dụng được những tiến bộ công nghệ này để góp phần nâng cao chất lượng sống cho các cụ già, giải quyết tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt lực lượng lao động. Bản thân những cụ già sống tại Viện dưỡng lão Shintomi cũng có phản ứng khá tích cực trước sự hiện diện của khoảng 20 chú rô-bốt như Paro. 

“Chúng rất tuyệt”, cụ ông Kazuko Yamada, 84 tuổi, hào hứng nhận xét sau buổi tập thể dục với chú rô-bốt Hạt tiêu. Cụ ông Yamada cũng cho rằng những chú rô-bốt như vậy sẽ là một giải pháp hay đối với những người già đang phải chịu cảnh sống một mình.

Tuy mang lại nhiều điều tích cực nhưng việc phát triển và đưa những con rô-bốt như trên vào sử dụng trong việc chăm sóc người cao tuổi cũng đối mặt nhiều trở ngại, nhất là vấn đề chi phí đắt đỏ. Ví dụ, để có thể phát triển chú hải cẩu bông Paro có thể phản ứng khi được vuốt ve, nhấp nháy mắt khi nghe thấy hiệu lệnh hoặc cất tiếng khóc đầy nũng nịu như trẻ con, nhà phát minh Takanori Shibata thuộc Viện Công nghệ và khoa học công nghiệp Nhật Bản đã phải mất hơn 10 năm nghiên cứu, tiêu tốn 20 triệu USD.

Hiện, mỗi chú rô-bốt như Paro có giá đến 400.000 yên (tương đương khoảng 3.800 USD) ở Nhật Bản và khoảng 6.200 USD nếu được đưa sang bán ở châu Âu. Do đó, việc đưa những chú robot này vào sử dụng mới chỉ được thực hiện thí điểm ở một số nơi với sự hỗ trợ vè chi phí của chính quyền. 

Bên cạnh đó, ông Kimiya Ishikawa - Chủ tịch Tập đoàn phúc lợi xã hội Silverwing, công ty điều hành Viện dưỡng lão Shintomi - cũng thừa nhận đến nay những chú robot như tại Viện dưỡng lão của ông cũng mới chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các nhân viên chứ chưa thể thay thế hoàn toàn con người trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi.

Nghiên cứu tăng tuổi nghỉ hưu

Những thách thức nhân khẩu học của Nhật Bản đang trở thành trở ngại đối với các nỗ lực thúc đẩy kinh tế của đất nước, đồng thời cũng tạo căng thẳng cho các chương trình an sinh xã hội. Các công ty của Nhật Bản hiện được yêu cầu để các nhân viên tiếp tục làm việc cho đến khi họ 65 tuổi nếu người lao động có nhu cầu.

Thời gian tới, Chính phủ Nhật sẽ xem xét yêu cầu các doanh nghiệp để người lao động tiếp tục làm việc đến tuổi 70. Phát biểu hồi giữa tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông muốn tăng tuổi nghỉ hưu lên ngoài 65 tuổi.

Ngoài ra, ông Abe cũng cho biết, hiện có một số ý kiến khác cũng đề nghị quy định lùi tuổi bắt đầu nhận lương hưu từ 70 tuổi với những người chọn làm việc tới ngoài 70 tuổi. Nếu lựa chọn nhận lương hưu muộn hơn, phần lương hưu của người lao động khi nghỉ hưu sẽ tăng hơn. Hiện, 65 thường là tuổi nghỉ hưu và bắt đầu nhận lương hưu ở Nhật Bản.

Cùng với đó, Nhật Bản cũng sẽ tăng cường các cơ hội việc làm cho người nhập cư. Từ tháng 4 năm tới, một loại giấy phép làm việc mới, linh hoạt hơn sẽ được áp dụng nhằm thu hút lực lượng lao động nước ngoài vào làm việc trong các ngành đang thiếu nhân công như xây dựng, trồng trọt và điều dưỡng. 

Về phía các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã tính đến các phương án tăng tầm quan trọng của lao động nhiều tuổi để giảm bớt lo ngại về việc thiếu hụt lao động. Thống kê cho thấy, trong năm 2017 đã có 8,07 triệu người Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên vẫn đang làm việc, là con số kỷ lục. Con số này bao gồm cả nam và nữ. Song, nhiều người trong số này là các lao động không thường xuyên, làm việc với các chế độ ít hơn so với các nhân viên bình thường khác.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.