Cuộc sống mới của những người được nhập quốc tịch Việt Nam

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đã có 164 công dân Lào được nhập quốc tịch Việt Nam, hầu hết cư trú tại huyện A Lưới.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đã có 164 công dân Lào được nhập quốc tịch Việt Nam, hầu hết cư trú tại huyện A Lưới.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau nhiều năm sống không hợp pháp trên đất Việt Nam, một số công dân đến từ nước bạn Lào đã được Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam. Khi chính thức trở thành công dân Việt Nam, với sự quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương, đời sống của các hộ dân đã dần ổn định, an tâm gắn bó vùng đất mới.

Mở ra những cơ hội mới

Cách đây hơn 26 năm, chị A Viết Thị Nós (SN 1986) di cư cùng với chú ruột của mình từ bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) sang làm ăn tại xã biên giới Quảng Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại đây, Nós đã gặp và nên duyên vợ chồng với anh Hồ Viết Anh (ngụ xã Quảng Nhâm) vào năm 2009. Hơn 10 năm sống bên nhau, có với nhau hai người con chung, nhưng anh chị vẫn chưa trở thành vợ chồng hợp pháp bởi chưa đăng ký kết hôn. Chỉ đến khi A Viết Thị Nós được nhập quốc tịch Việt Nam vào năm 2019, anh chị mới chính thức thành vợ, thành chồng.

Với giọng nói tiếng Việt lơ lớ, nụ cười luôn thường trực trên môi, chị Nós chia sẻ: “Khi trở thành công dân Việt Nam, tôi vui lắm bởi đây là điều mà tôi đã chờ đợi từ rất lâu. Ở đây, chúng tôi được các cán bộ chỉ cho cách làm ăn, cách trồng cây ăn trái, hỗ trợ vay vốn làm ăn... Trước khi chưa nhập quốc tịch, đi làm giấy tờ cho các con khó lắm, còn bây giờ làm giấy tờ cho các con đi học dễ rồi. Tôi cảm ơn Nhà nước Việt Nam, cảm ơn chính quyền huyện A Lưới đã luôn tạo điều kiện để tôi có được cuộc sống hạnh phúc ở đây”, chị nói.

Trong ngôi nhà nhỏ ở thôn Âr Kêu Nhâm, hàng ngày chị Nós dệt vải zèng để khi có phiên chợ lại mang ra bán, còn chồng chị Nós đi làm nương rẫy. Dẫu còn vất vả, khó khăn nhưng họ vẫn đang từng ngày cố gắng để có cuộc sống ngày một sung túc hơn.

Sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, chị A Viết Thị Nós đã có cuộc sống ổn định cùng gia đình.

Sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, chị A Viết Thị Nós đã có cuộc sống ổn định cùng gia đình.

Cũng như chị Nós, chị Hồ Thị Hương (SN 1985) đã được nhập quốc tịch Việt Nam theo đề án thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước. Trong ngôi nhà sắp hoàn thiện phần thô, chị Hương cho biết, năm 2010, chị di cư tự do từ Lào qua Việt Nam theo đường biên giới. Khi di cư sang địa phận xã Quảng Nhâm, chị ở lại đây buôn bán làm ăn rồi nên duyên vợ chồng với anh Lê Văn Tới (SN 1982). Những ngày đầu sang sinh sống trên vùng đất mới, chị đã không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu mà khó khăn nhất vẫn là khâu giao tiếp. Để thích nghi với cuộc sống, chị đã không ngừng cố gắng học nói tiếng Việt, đến nay chị đã nói thông thạo tiếng Việt.

“Năm 2019, tôi được nhập quốc tịch Việt Nam. Chúng tôi được Nhà nước cấp bò để nuôi và hỗ trợ thêm chi phí để xây dựng căn nhà. Việc được nhập quốc tịch Việt Nam đã mở ra cho gia đình tôi cơ hội để an cư lạc nghiệp, tiến tới thoát nghèo”, chị Hương chia sẻ.

Trong căn nhà đang xây dựng, chị Hồ Thị Hương (bên trái) vui mừng vì đã được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam.

Trong căn nhà đang xây dựng, chị Hồ Thị Hương (bên trái) vui mừng vì đã được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam.

Hiệu quả từ đề án quan trọng

Theo ông Hồ Trọng Chăn, Chủ tịch UBND xã Quảng Nhâm, hiện có 82 người Lào cư trú trên địa bàn xã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam. Khi được nhập quốc tịch Việt, họ được hưởng các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, được hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, được cấp cây và con giống; được cấp bảo hiểm y tế; được cấp giấy khai sinh, kết hôn...

Cũng theo ông Chăn, để hạn chế tình trạng di cư tự do như trước đây, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh cuộc vận động tư tưởng cho đối tượng hiểu rõ về chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

Trước đây khi chưa được nhập quốc tịch, người Lào ở huyện A Lưới nói riêng và những người Lào di cư tự do sinh sống dọc biên giới Việt Nam khá thiệt thòi, trong đó không có quyền công dân nên không làm được các giấy tờ pháp lý của bản thân và cho con cái học hành...

Sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều gia đình, cá nhân được đăng ký hộ tịch, đăng ký kết hôn và cấp các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời họ được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, biên giới...

Từ năm 2013, tại các xã biên giới trên địa bàn huyện A Lưới có nhiều công dân của nước bạn Lào di dân tự phát và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam. Theo số liệu của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế, đã có 164 người Lào cư trú trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế, việc thực hiện đề án thỏa thuận giữa hai nước về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước đã kiểm soát được cơ bản tình trạng di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước tại huyện A Lưới, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội tại vùng biên giới giữa Thừa Thiên Huế với hai tỉnh Salavan và Sê Kông. Việc cho nhập quốc tịch Việt Nam với người di cư tự do và kết hôn không giá thú thể hiện bản chất nhân đạo và cao đẹp của Nhà nước ta.

“Trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về nơi định cư, nhà ở, đất canh tác, vay vốn, học nghề… với người được nhập quốc tịch Việt Nam để họ có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, sớm hòa nhập với cộng đồng nơi cư trú. Đồng thời, có phương án ngăn chặn việc tái di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào”, ông Hưng nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Kỹ năng số giúp phụ nữ cân bằng, tự tin hơn trong khởi nghiệp

Kỹ năng số giúp phụ nữ cân bằng, tự tin hơn trong khởi nghiệp
(PLVN) - Chiều ngày 22/11/2024, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Tọa đàm “Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc” tại 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Chung tay hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam

Chung tay hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam
(PLVN) -Chiến dịch “Ruy băng trắng” là phong trào toàn cầu với sự tham gia tiên phong của nam giới và trẻ em trai nhằm ngăn chặn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Mô hình truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng” lần đầu tiên được Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam tổ chức ở Việt Nam năm 2015 trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ Úc và đã được duy trì, nhân rộng ở nhiều tổ chức và địa phương trong cả nước.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân
(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Hà Nội đi đầu trong chỉ đạo phòng chống lãng phí

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi công bố quyết định (Ảnh: UBND.TPHN)
(PLVN) - Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí. Qua đó thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của TP Hà Nội.

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết
(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Xôn xao bức ảnh hành lang một lớp ngoại ngữ, làm gì để 'gỡ' gánh nặng cho người già?

Không nên để việc trông cháu thành gánh nặng cho người cao tuổi. (Nguồn: LAP)
(PLVN) - Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay “gánh nặng” chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.

Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.