Cuộc hội ngộ đông kỷ lục của người trùng họ tên tại Nhật

0:00 / 0:00
0:00
Một nhóm gồm 178 người cùng mang họ tên Hirokazu Tanaka đã phá kỷ lục Guinness thế giới về cuộc hội ngộ đông đảo nhất của những người trùng họ tên, sau khi họ cùng tập hợp tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản trong ngày 29/10.

Nhóm gồm 178 người cùng mang họ tên Hirokazu Tanaka đã phá kỷ lục Guinness thế giới về cuộc hội ngộ đông đảo nhất của những người trùng họ tên. Ảnh: Kyodo

Cuộc tụ họp do Hiệp hội Tanaka Hirokazu tổ chức ở Shibuya đã vượt qua kỷ lục thế giới về cuộc hội ngộ đông đảo nhất của nhóm 164 người cùng mang họ tên Martha Stewart tại Mỹ năm 2005.

Hiệp hội Tanaka Hirokazu được thành lập vào năm 1994, dành riêng cho những người cùng mang tên họ Tanaka Hirokazu. Đại diện của hiệp hội này - ông Hirokazu Tanaka (53 tuổi) - cho biết đây là lần thứ 3 hiệp hội nỗ lực lập kỷ lục về cuộc hội ngộ này, sau 2 lần thất bại vào năm 2011 và 2017, khi lần lượt chỉ có 71 và 87 người mang tên họ Hirokazu Tanaka tới tham dự sự kiện.

Lần gần đây nhất Hiệp hội Tanaka Hirokazu lên kế hoạch tổ chức cuộc hội ngộ để lập kỷ lục thế giới là vào năm 2020, trùng thời điểm dự kiến diễn ra Olympic và Paralympic Tokyo 2020, song kế hoạch đã bị hoãn do đại dịch COVID-19.

Đọc thêm

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.