'Cuộc chiến' giành vỉa hè

Ảnh minh họa. (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hà Nội đang vào “cuộc chiến” mới giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Suy cho cùng đó là cuộc chiến của “thượng tôn luật pháp”, cuộc chiến của văn minh đô thị.

Cũng cần nhắc lại, trật tự đô thị là lĩnh vực đã “tốn” nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Năm 1982 đã có Nghị quyết 203-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Sau năm 1986, nhờ thay đổi cơ chế, kinh doanh, buôn bán bắt đầu “bung ra” lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ dọc các tuyến quốc lộ, các tuyến đường đô thị...

Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) lúc đó đã có Nghị quyết 36/HĐBT. Năm 1995, Chính phủ có Nghị quyết 36/CP, ban hành kèm theo "Điều lệ an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị"; đến năm 2021, được thay thế bằng Nghị định 36/2001/NĐ-CP... Từ đó đến nay, rất nhiều văn bản khác nhau, khó liệt kê, đã được ban hành, nhằm lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường. Tuy nhiên, dường như đó là “cuộc chiến” chống lại “cối xay gió”.

Nguyên nhân thì ai cũng biết, trước hết là kinh tế thị trường kéo theo sự phát triển của “kinh tế vỉa hè”. “Nhà mặt phố…” là thành ngữ Việt xuất hiện thời thị trường. Đời này qua đời khác, số người sống bám lề đường, sống bám vỉa hè đô thị rất lớn. Thứ hai, sự gia tăng dân số đô thị; tâm lý “giàu có ở quê không bằng ngồi lê kẻ chợ” kéo theo rất nhiều người ở nông thôn ra đô thị buôn bán, hành nghề tự do. Thứ ba, sự phát triển của phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam; vỉa hè trở thành bãi để xe, thậm chí là nơi cho phương tiện cá nhân leo lên, mỗi khi ùn ứ, tắc đường. Thứ tư, ý tưởng kéo giãn dân cư nội đô đang gặp nhiều thách thức. Bằng chứng là, sau 15 năm Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, mục đích này vẫn nằm trên lý thuyết. Thứ năm, một bộ phận dân cư đô thị chưa có ý thức chấp hành luật pháp.

Trên thực tế, việc lấn chiếm vỉa hè đô thị làm nơi kinh doanh, buôn bán... cũng đã sinh ra “lợi ích nhóm”, có “cai vỉa hè”, thế lực “chống lưng”... chứ không hề giản đơn, chỉ là dân nghèo mưu sinh.

Chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp hạ tầng giao thông đô thị, tắc hệ thống thoát nước thải sinh hoạt; sụp, lún vỉa hè… Báo chí từng đưa tin, phản ánh về gạch vỉa hè “tuổi thọ 70 năm” ở Hà Nội vỡ nát, có nguyên nhân thi công ẩu, có nguyên nhân xe máy leo lên vỉa hè và do kinh doanh buôn bán.

Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008), vẫn chỉ nằm trên văn bản luật. Phải lập lại trật tự, không có cách nào khác.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.