Cùng hội đóng chung “thuyền”

Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Ấn Độ Navendra Modi.
Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Ấn Độ Navendra Modi.
(PLO) -Một trong những thành tựu đối ngoại nổi bật nhất của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau hai năm cầm quyền ở Ấn Độ là thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất. Không có đối tác nào mà ông Modi tới thăm tới 4 lần trong 2 năm cầm quyền như Mỹ. Cũng không có vị đứng đầu nhà nước và chính phủ quốc gia nào mà phía Mỹ chuyển hẳn thái độ đối xử từ không cấp thị thực nhập cảnh sang đón tiếp tranh thủ và trọng thị như ông Modi. 

 Lợi cả đôi đường

Có nhiều lý do. Lý do là giữa ông Modi và tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhanh chóng hình thành mối quan hệ cá nhân thân thiết và tin cậy. Lý do là Mỹ và Ấn Độ đã nhanh chóng gây dựng nên những lợi ích chiến lược chung gắn kết và ràng buộc hai nước này với nhau.

Lý do là bên này đã phát hiện ra ở bên kia những cơ hội mà nếu tận dụng được thì rất giá trị cho lợi ích riêng của từng bên. Chẳng hạn như ông Modi rất muốn tranh thủ công nghệ và huy động vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ.

Chẳng hạn như Mỹ muốn chinh phục thị trường Ấn Độ để gạt bỏ ảnh hưởng của các đối tác khác. Một lý do rất quan trọng và quyết định nữa là mục tiêu đối phó Trung Quốc mà cả Mỹ lẫn Ấn Độ đang cùng theo đuổi.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và quân sự cũng như những tham vọng lớn của nước này về ảnh hưởng chính trị thế giới và châu lục, về bành trướng lãnh thổ và an ninh ở châu lục là nỗi lo hiện tại cũng như về lâu dài đối với cả Mỹ lẫn Ấn Độ.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và Ấn Độ bị Trung Quốc cạnh tranh chiến lược rất quyết liệt và hai nước này buộc phải cạnh tranh chiến lược không khoan nhượng với Trung Quốc.

Lợi ích chung này chi phối ở mức độ rất đáng kể toàn bộ mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ. Điều này thể hiện rất rõ trong chuyến đi Mỹ lần thứ 4 này của ông Modi và nhiều khả năng là chuyến đi Mỹ cuối cùng của ông Modi trong nhiệm kỳ cầm quyền sắp kết thúc của ông Obama ở Mỹ.

Củng cố tương lai chính trị

Ấn Độ và Mỹ không thể cùng nhau thành lập liên minh quân sự hay kinh tế để đối phó với Trung Quốc. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ không có được liên minh quân sự thực thụ như NATO ở châu Âu.

Vì thế, mục tiêu mà Mỹ và Ấn Độ theo đuổi là phát triển quan hệ song phương theo hướng trở thành đối tác chiến lược về kinh tế, thương mại và đầu tư đồng thời gây dựng sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả và tin cậy về chính trị, quân sự, quốc phòng và an ninh để không phải là đồng minh quân sự thực thụ của nhau nhưng chẳng khác gì đồng minh chiến lược của nhau.

Hai nước này như hai kẻ đồng mộng tìm đồng sàng và cùng hội đóng chung thuyền.

Với ông Modi ở Ấn Độ và ông Obama ở Mỹ, hai nước này hiện có được đồng thời cả thiên thời và địa lợi lẫn nhân hòa để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Nhờ đấy mà quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ sau hai năm cầm quyền của ông Modi ở Ấn Độ đã tiến triển rõ rệt và thành công hơn hẳn thời kỳ trước đó.

Nhưng thời kỳ cầm quyền của ông Obama ở Mỹ sắp hết và người thay thế ông Obama ở Mỹ dù là ai trong số hai ứng cử viên Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa  và Hillary Clinton thuộc Đảng Dân chủ thì cũng không có mối quan hệ cá nhân thân thiết và tin cậy với ông Modi ở Ấn Độ như ông Obama. Rất có thể họ vẫn phải coi trọng Ấn Độ nhưng không coi trọng Ấn Độ như ông Obama.

Mấy năm nữa, ông Modi ở Ấn Độ sẽ bị thách thức quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử tới và mọi kịch bản đều có thể xảy ra. Cho nên ông Modi và ông Obama phải tìm cách củng cố vững chắc thành quả đã đạt được sao cho chúng không bị đảo ngược ở thời sau, phải làm cho hội rất bền và thuyền rất vững bất kể tương lai chính trị và quyền lực ở cả hai nước ở thời sau này sẽ như thế nào…/.

Đọc thêm

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.