“Của chồng, công vợ” mà vẫn dễ trắng tay

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mang tên cả vợ và chồng đã được quy định trong Luật Đất đai, nhưng cho đến nay tỷ lệ sổ đỏ đứng hai tên ở nhiều địa phương, đặc biệt vùng nông thôn vẫn còn thấp khiến người vợ chịu rất nhiều thiệt thòi khi phân chia tài sản, đặc biệt trong các vụ xử ly hôn. Nguyên nhân vì sao?

Bị luật tục và tự ti cản trở 

Quy định GCNQSDĐ phải được ghi tên của cả chồng và vợ đã được cụ thể hóa tại Luật Đất đai 2003 và đến Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2013 lại tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Đây được xem là bước tiến bộ, cải thiện sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc tiếp cận và quản lý đất đai. Quy định này cũng đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ quyền nếu 2 bên xảy ra mâu thuẫn, ly dị, và phân chia tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc đứng tên trong sổ đỏ cùng chồng với đa số chị em phụ nữ vẫn còn khá xa vời.

Chị Trần Thị Mỹ L., ở ấp Thạnh Hưng, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có 7.000 m2 đất nông nghiệp muốn chuyển đổi sổ đỏ từ một tên sang hai tên nhưng lại không dám đề xuất với chồng. “Nếu nói ra thì sợ chồng cho là mình gây chuyện để giành quyền đất đai. Nhiều vấn đề tôi cũng đề xuất với chồng đều bị gạt đi vì cho rằng luật tục không có chuyện phụ nữ ngang hàng chồng, trong khi đó, đất đai lại là vấn đề lớn nên càng khó khăn hơn”, chị L. cho biết. 

Trường hợp của chị Trần Thị Mỹ L ở Vĩnh Long đã được nhóm nghiên cứu của Liên minh đất đai (LANDA) ghi nhận trong quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ hai tên tại ba tỉnh: Hòa Bình, Quảng Trị và Vĩnh Long. Năm 2014 kết quả cuộc khảo sát do LANDA thực hiện tại các tỉnh Hòa Bình và Ninh Thuận cũng cho thấy, tỷ lệ GCNQSDĐ có tên phụ nữ là rất thấp. Tại huyện Tân Lạc và Lạc Sơn của Hòa Bình chỉ có 

0.8% và 10% số GCN có cả hai tên vợ và chồng. Theo kết quả khảo sát, có nhiều lý do dẫn đến sự chậm trễ là do người dân thiếu thông tin về vấn đề này, một phần do cơ quan chính quyền địa phương chưa thực hiện nghiêm túc về Luật Đất đai trong cấp sổ đỏ 2 tên. Tại nhiều địa phương, cán bộ địa chính xã, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chưa chủ động hướng dẫn cho người dân về GCNQSDĐ mang cả tên vợ và chồng, thậm chí có nơi còn thờ ơ, cho rằng việc GCNQSDĐ ghi một tên hay hai tên không có gì là quan trọng. Vì vậy, người dân ít chủ động đi cấp đổi GCNQSDĐ từ một tên thành hai tên.

Bên cạnh đó là sự tự ti của chính những người phụ nữ, không ít người cho rằng đàn ông là trụ cột nên chỉ cần chồng đại diện đứng tên trong sổ đỏ là đủ. Một số khác cho biết họ nghĩ rằng chỉ có chồng là chủ hộ mới được đứng tên trong GCNQSDĐ. Thông tin từ Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên cho thấy thực tế tỷ lệ sổ đỏ có cả tên vợ và chồng ở Thái Nguyên còn khá thấp, đặc biệt ở những vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Có nơi tỷ lệ sổ đỏ 2 tên chỉ đạt 5%, do đa số phụ nữ chưa nhận thức được quyền lợi của mình, nhiều người còn tự ti cho rằng chủ hộ bao đời nay là nam giới nên không dám lên tiếng.

Cần mang tính bắt buộc thay vì “nếu có yêu cầu”

Như vậy, có thể thấy trên thực tế việc đứng tên trong sổ đỏ cùng chồng với đa số chị em phụ nữ vẫn còn khá xa vời vì nguyên nhân luật tục và sự tự ti của chính người phụ nữ. Hệ lụy kéo theo của vấn đề này rất lớn vì nếu người chồng (chủ hộ) đứng tên một mình trong GCNQSDĐ cũng có nghĩa là người chồng được quyết định với tài sản luôn được xem là có giá trị lớn nhất đối với mỗi gia đình. Trường hợp khi người chồng muốn chuyển quyền sử dụng đất, người vợ lúc này sẽ không có nhiều cơ hội thực hiện quyền tham gia của mình hoặc chỉ tham gia lấy lệ. Đặc biệt, khi vợ chồng ly hôn, người vợ cũng sẽ gặp nhiều rắc rối, thiệt thòi trong phân chia tài sản. Khi người chồng chẳng may qua đời, việc làm ăn kinh doanh thất bát thì người vợ cũng không thuận lợi trong việc bảo vệ tài sản của mình và con cái. Không ít trường hợp người vợ bị cả gia đình chồng đòi lại tài sản đang thuộc người chồng đã mất đứng tên.  

Mặt khác, quy định của pháp luật về việc ghi tên vợ chồng trên GCNQSDĐ hiện hành cũng đã và đang bộc lộ sự bất cập góp phần làm cho việc phụ nữ có tên trong sổ đỏ vẫn còn nhiều khó khăn. 

Cụ thể, Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định: “…phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người; …được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng, nếu có yêu cầu”.

Phân tích về hai cụm từ “có thỏa thuận” và “nếu có yêu cầu”, tại hội thảo khoa học “Cơ sở của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013” do ĐH Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2020, TS. Phạm Thu Thủy – Khoa Pháp luật Kinh tế, ĐH Luật Hà Nội đánh giá những quy định này vô hình trung đã làm mất đi ý nghĩa của quy định giấy chứng nhận phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng, bởi làm cho nó trở nên không mang tính bắt buộc, vì theo quy định của luật “nếu có yêu cầu”, “có thỏa thuận” thì có thể ghi tên một người. Bên cạnh đó, những trường hợp lịch sử để lại mà giấy chứng nhận chỉ ghi tên một người, thì cũng không quy định bắt buộc là phải cấp đổi (theo đúng nguyên tắc ghi tên cả hai vợ chồng là Luật Đất đai năm 2013 đã quy định), mà lại là “được cấp đổi nếu có yêu cầu”.

Theo TS. Thủy, do đặc điểm của quan hệ hôn nhân là xuất phát từ tình cảm, sự yêu thương gắn bó với nhau trong gia đình. Vì vậy, vợ chồng thường tự nguyện sử dụng các tài sản chung và riêng, miễn sao đảm bảo hạnh phúc gia đình, đặc biệt là người phụ nữ luôn chấp nhận hy sinh. Điều đó dẫn tới hậu quả khi xảy ra tranh chấp thì việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay tài sản riêng vợ chồng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng vợ chồng là điều rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến trực tiếp đời sống của mỗi bên vợ chồng sau ly hôn, đặc biệt là phụ nữ. Khi hôn nhân không còn tồn tại, cuộc sống của người phụ nữ sẽ bị đảo lộn, không những chịu những tổn thương về mặt tinh thần, bị mất thăng bằng trong cuộc sống mà còn bị áp lực về kinh tế trong nhiều trường hợp. Do vậy, người phụ nữ có thể khó thích nghi với điều kiện mới để ổn định cuộc sống. 

“Vì thế cần đảm bảo sự công bằng trong phân chia tài sản để có chỗ dựa về mặt kinh tế cho họ, điều đó cho thấy sự cần thiết của việc bắt buộc phải có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay vì “có thỏa thuận” và “nếu có yêu cầu”, một khi đó là tài sản chung vợ chồng” - TS. Thủy nhấn mạnh.

“Từ xa xưa, khi đánh giá bình đẳng về công sức xây dựng gia đình đã có câu: “Của chồng, công vợ”.  Thành ngữ mới cũng có câu rất hay về bình đẳng gia đình: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Trong gia đình truyền thống, phụ nữ chưa được hưởng sự bình đẳng vì phụ thuộc nhiều vào chồng con. Ngày nay, trong gia đình không còn hiện tượng trọng nam khinh nữ như xưa. Sự tôn trọng giới tính, bình đẳng giới đang trở nên phổ biến. Người phụ nữ được bình đẳng, được phát huy mọi sở thích khả năng để làm chủ gia đình và gánh vác công việc xã hội. Vị thế phụ nữ gia đình được đánh giá cao ngang hàng với nhau về giới, đó là bước tiến lớn của bình đẳng giới, bình đẳng trong gia đình” – Trích Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình – Bộ VH-TT&DL.

Đọc thêm

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.