Cụ ông 82 tuổi đâm đơn nhờ tòa phân chia khối di sản 8 tỉ

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Nhà đất của cha mẹ chỉ hơn 75 m2, nhưng tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố, có giá gần chục tỷ đồng. Lúc đầu, cha muốn bán nhà, chia đều cho các con, nhưng có người con phản đối. Không giải quyết được bằng phương án này, người cha đổi ý, chỉ muốn chia cho các con phần di sản của người mẹ đã mất. Phần của mình, ông định chỉ chia cho một trong sáu người con. Các con “sốc”, mâu thuẫn xảy ra, khiến cha phải rời nhà đi “lánh nạn”. Để chia chác tài sản,cả nhà bảy người đành “hội họp” ở tòa.

Loay hoay chia tài sản

Cha mẹ có cả thảy 6 đứa con trai. Ngày trước, cả 6 anh em sống rất hòa thuận trong ngôi nhà chỉ hơn 75 m2 đất, tọa lạc ở trung tâm thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế), do cha mẹ tạo lập. Trong ngôi nhà ấy, luôn đầy ắp tiếng cười của các con và tình yêu thương của cha mẹ. 

Thời gian trôi qua, các con lớn lên, rồi lấy vợ sinh con. Ba người con ra ở riêng. Ba người con khác tuy đã lập gia đình, nhưng không có điều kiện nên đều ở chung với cha mẹ trong ngôi nhà. Cha mẹ ngày một già yếu. Người mẹ qua đời, không để lại di chúc. Nghĩ mình đã già yếu, hoàn cảnh trong nhà lại khó khăn, người cha liền tính toán đến việc chia tài sản. 

Nhà đất nhỏ, nên không thể cắt đất, chia cho 6 người con. Người cha quyết định đem bán với giá 8 tỷ đồng, rồi chia tiền mặt. Không ngờ có người con phản đối. Anh này chờ lúc đêm xuống, viết lên tường nhà những dòng chữ thách thức, đe dọa, ai dám đến mua nhà sẽ bị… giết.

Người mua nhà sợ hãi, nên rút lui. Nhà không bán được, nên việc phân chia không cách nào thực hiện được. Những thành viên trong gia đình yêu cầu chia di sản thừa kế của người mẹ đã mất.

Người cha mấy lần đề nghị các con trong gia đình họp lại, cùng nhau thỏa thuận chia di sản thừa kế của người mẹ để lại. Nếu ai có nhu cầu lấy ngôi nhà, thì thanh toán lại tiền cho những người thừa kế khác. Nhưng trong gia đình, không thỏa thuận được.

Vụ việc lùm xùm, khiến người cha phải gửi đơn lên UBND phường nhờ hòa giải. Một số người con bị cho là cố tình vắng mặt, phường cũng bất lực không thể giải quyết. Cuối cùng, người cha đành gửi đơn khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết việc chia di sản thừa kế của vợ mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng.

Theo nữ thẩm phán thụ lý vụ án, lúc đầu người cha nói với các con, ông sẽ đem phần tài sản của mình (1/2 giá trị nhà đất), cùng với phần mình được hưởng trong di sản thừa kế của vợ (1/2 giá trị nhà đất của vợ, chia đều cho 7 cha con, là hàng thừa kế thứ nhất) chia đều cho 6 người con. Như vậy, nếu sau khi bán nhà, mỗi người con sẽ được chia khoảng 1,5 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, có lẽ sau này do thấy các con không ngoan, người cha đã đổi ý. Ông bảo sẽ đem toàn bộ phần của mình, cộng với phần ông được hưởng từ di sản thừa kế của vợ, chỉ cho một trong 6 người con. Những người con còn lại chỉ được hưởng phần di sản thừa kế của mẹ, trị giá tầm 500 triệu đồng/ người. 

Cảm thấy quá “sốc”, nên các con phản đối. Có người bị cho là còn nổi khùng, to tiếng với cha, lấy dao chém xuống mặt bàn dọa nạt. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, khiến cụ ông chẳng thể ăn yên ở yên trong nhà. Ông đành phải khăn gói rời nhà, đi “lánh nạn” ở nhà một trong sáu người con trai. Căng thẳng cứ thế theo cha và sáu người con đến chốn pháp đình.

Không thể hòa giải

Phiên hòa giải được mở vào một ngày đầu tháng 11/2016 tại TAND TP Huế. “Tòa mời bác và các anh cùng đến đây để tìm tiếng nói chung, mỗi người cần nhường nhịn nhau một chút. Nên làm sao thỏa thuận được vấn đề chia tài sản, đồng thời giữ được hòa khí trong gia đình, tình nghĩa ruột thịt.

Tuy nhiên mọi người vẫn khăng khăng mỗi người một ý, buổi hòa giải hôm nay không thành. Mời bác và các anh về suy nghĩ. Mong rằng lần hòa giải tiếp theo sẽ đạt được kết quả”, vị nữ thẩm phán TAND thành phố Huế vừa dứt lời, 4 người con trai ra khỏi phòng đi về một hướng, người con trai còn lại đưa cha già hơn 80 tuổi về một hướng khác.

Trước đó, vị thẩm phán thụ lý vụ án từng đặt ra câu hỏi với người cha, tại sao ông lại thay đổi ý định về cách phân chia tài sản của mình? Mà sự thay đổi đó, sẽ gây nên sự mâu thuẫn, tị nạnh, dẫn đến sự bất hòa trong con cháu.

Người cha lý giải, ông cho rằng những đứa con khác chỉ nhăm nhe đến tài sản, thậm chí bất hiếu. Chỉ duy nhất một người con biết hiếu thuận với cha già. Ông bảo, với việc thay đổi quyết định phân chia tài sản của mình, ông cũng chuyển đến sống với vợ chồng người con này. 

Người con từng có hành vi đe dọa người mua, ngăn cản không cho người cha bán nhà, rồi dùng dao chém xuống bàn đe dọa, đã vô cùng hối hận. Anh này đã nhận lỗi, xin cha tha thứ, nhưng ông vẫn không thay đổi ý định. 

“Tôi đã ướm hỏi người con được cha cho toàn bộ tài sản, có thể san sẻ bớt cho các anh em của mình? Đương sự này trả lời, điều đó phụ thuộc vào thiện chí của “đối phương”. Tuy nhiên thật đáng tiếc, tại buổi hòa giải, ánh mắt, thái độ của mấy anh em hoàn toàn trái ngược với hai chữ “thiện chí”. Họ nhìn nhau như những người xa lạ, thậm chí hằn học, tức tối”, nữ thẩm phán lắc đầu. 

Vị này cho biết, chị đã giải thích pháp luật cho tất cả các đương sự, rằng những người con chỉ được hưởng phần di sản của mẹ. Phần tài sản của người cha, ông muốn cho ai là quyền của ông, chứ không bắt buộc phải chia đều. Đừng quá đặt nặng về điều này mà dẫn đến anh em bất hòa, không nhìn mặt nhau, tình ruột thịt cũng mất. Đáng tiếc, những điều vị thẩm phán này phân giải, các đương sự có lẽ đều bỏ ngoài tai. 

Tòa phân xử

Sau thời gian dài không thể hòa giải được, TAND thành phố Huế đã mở phiên tòa xét xử vụ án “tranh chấp chia thừa kế”. Người cha sinh năm 1934 và người con trai mà ông đang sống cùng đứng đơn nguyên đơn. 5 người con trai còn lại đứng cùng một “chiến tuyến”, là bị đơn trong vụ án.

Theo năm người con trai – đều là bị đơn trong vụ án, từ ngày người cha về sống ở nhà người con trai kia, thì cả 5 anh em còn lại không thể đến thăm nuôi, hoặc có bất kỳ liên hệ nào với cha, do người con trai kia ngăn cấm.

Theo họ, người cha đã 82 tuổi, sức khỏe già yếu, khả năng nhận thức các sự việc xung quanh bị hạn chế. Do đó, cả 5 người này đều cho rằng việc tiến hành khởi kiện của cha mình liên quan đến việc chia di sản thừa kế có dấu hiệu bị ép buộc, trái ý muốn và nhận thức của cha họ. Họ cho rằng em trai mình đã cưỡng ép cha khởi kiện, nhằm chiếm đoạt tài sản của những người anh em khác trong gia đình.

Phía bị đơn yêu cầu tòa xem xét, giải quyết, xem cha họ có bị cưỡng ép khi đưa đơn khởi kiện hay không. Theo họ, khi người mẹ còn sống, tất cả anh em trong nhà sau khi thỏa thuận, đã đi đến thống nhất là bán toàn bộ nhà đất của cha mẹ, rồi chia đều thành 7 phần. Nhưng do mẹ qua đời, nên anh em xảy ra mâu thuẫn.

Nay người cha đã có đơn khởi kiện tại tòa, những người con này muốn được chia tài sản theo thỏa thuận mà cha và các con đã thỏa thuận trước đây, là bán toàn bộ nhà đất của cha mẹ và chia đều thành 7 phần cho cha và 6 người con.

Quá trình xử lý vụ án, một người con khác có ý kiến không muốn chia di sản thừa kế của mẹ, mà để lại làm nơi thừa tự, tuy nhiên HĐXX thấy ý kiến này không có căn cứ pháp luật nên HĐXX không chấp nhận.

Tòa tuyên xử, chấp nhận đơn khởi kiện của người cha. Nhà đất là do ông cùng vợ tạo lập nên, do đó 1/2 nhà đất thuộc quyền sở hữu của người cha. Tài sản của người mẹ đã mất là 1/2 nhà đất, trị giá hơn 4 tỷ đồng được chia đều cho 7 cha con. Mỗi người được hưởng một phần có giá trị 573 triệu.

Tòa chấp nhận yêu cầu của người cha, giao cho ông được quyền sở hữu và sử dụng toàn bộ nhà đất. Gia đình của ba người con trai phải chuyển chỗ ở đi chỗ khác nhưng được lưu cư ba tháng. Giao cho người cha tạm thời quản lý phần di sản thừa kế của các con trai mình.

Tuy nhiên, có lẽ sau này do thấy các con không ngoan, người cha đã đổi ý. Ông bảo sẽ đem toàn bộ phần của mình, cộng với phần ông được hưởng từ di sản thừa kế của vợ, chỉ cho một trong 6 người con. Những người con còn lại chỉ được hưởng phần di sản thừa kế của mẹ, trị giá tầm 500 triệu đồng/ người.
Cảm thấy quá “sốc”, nên các con phản đối. Có người bị cho là còn nổi khùng, to tiếng với cha, lấy dao chém xuống mặt bàn dọa nạt. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, khiến cụ ông chẳng thể ăn yên ở yên trong nhà. Ông đành phải khăn gói rời nhà, đi “lánh nạn” ở nhà một trong sáu người con trai. Căng thẳng cứ thế theo cha và sáu người con đến chốn pháp đình.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Năm 2024: Nỗ lực vượt khó, Ngân hàng Chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu nổi bật

 Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững. (Ảnh: NHCSXH)
(PLVN) - Năm 2024 là một năm đầy thử thách khi thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trên cả nước. Các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước
(PLVN) - Năm 2024, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thiết thực nhằm tạo thuận lợi thương mại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác quản lý hải quan và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành tích chung của đất nước.

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Vietnamnet).
(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ một số chương trình hành động thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tới cộng đồng Pháp ngữ. (Ảnh: Kim Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, việc phát triển nông nghiệp bền vững là rất cấp thiết và cần thúc đẩy trên toàn cầu.

Điện thương phẩm của EVNNPC dẫn đầu cả nước

EVNNPC đầu tư nhiều trạm biến áp mới để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện ở miền Bắc. (Ảnh: EVNNPC).
(PLVN) -  Năm 2024, tỷ lệ điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đạt 99,14 tỷ kWh - tăng 9,46% so với 2023 và vượt 4,2 tỷ kWh so kế hoạch EVN giao, là Tổng Công ty có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất trong 5 Tổng Công ty phân phối.

Chấm dứt tranh chấp trong áp dụng thuế phòng vệ thương mại với cá tra vào Hoa Kỳ

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được giải pháp song phương để giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả 2 phía. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, ngày 17/1/2025, tại Washington, Hoa Kỳ, Bộ Công Thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam với đại diện Chính phủ Hoa Kỳ - Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).

Kiều hối 2024 về Việt Nam ở mức ổn định

Lượng kiều hối về Việt Nam duy trì ở mức ổn định trên nền tăng cao kỷ lục của năm 2023. (Ảnh: VCB).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù kinh tế và chính trị thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 16 tỷ USD, được đánh giá là ổn định, tương đương với năm 2023 - năm tăng trưởng kỷ lục của lượng kiều hối.

Ngân hàng 'vào cuộc đua' khuyến mại dịp Tết Nguyên đán

 Các ngân hàng dành nhiều chương trình tri ân khách hàng dịp Tết. (Ảnh minh họa: thuonggiaonline.vn)
(PLVN) - Tung các chiêu khuyến mại không chỉ để hút tiền gửi dồi dào mỗi dịp Tết đến mà còn là cách để các ngân hàng tri ân khách hàng sau một năm gắn bó, đồng hành. Rất nhiều chương trình khá hấp dẫn đã được các ngân hàng đưa ra vào dịp Tết Ất Tỵ này.

Cơ bản đã khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về IUU ngày 14/01/2025. (Ảnh: Minh Khôi)
(PLVN) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại đợt thanh tra lần thứ tư của Ủy ban châu Âu (EC) về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý tàu cá "3 không"; xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài ở Việt Nam, các nội dung trên cơ bản đã được khắc phục.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2025

Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Trần Đình Luân tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng, phát triển trong năm 2025. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác”, đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).