'Cú huých' trăm năm cho chính quyền, doanh nghiệp và người dân chuyển đổi số

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, đại dịch COVID-19 là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số (CĐS). Hầu hết các quốc gia đều tận dụng được cơ hội này để nhanh chóng chuyển nhiều nhất có thể các hoạt động lên môi trường số. Một vài tháng COVID-19 có khi bằng 5, 10 năm.

Tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu về phòng chống COVID-19 và phát triển kinh tế xã hội ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, đại dịch COVID-19 là cú huých trăm năm cho CĐS. "Hầu hết các quốc gia đều tận dụng được cơ hội này để nhanh chóng chuyển nhiều nhất có thể các hoạt động lên môi trường số. Một vài tháng COVID-19 có khi bằng 5, 10 năm", Bộ trưởng Hùng nói.

Theo ông Hùng, TP.HCM và các tỉnh nên tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh CĐS. "Cái được lớn nhất sẽ là, sau COVID-19 thì các địa phương đã đưa được mặt bằng về công nghệ số lên một tầng nấc mới. "Mục tiêu 2025/2030 về ứng dụng CNTT, về CĐS có khi sẽ đạt được ngay trong năm 2021 này nếu như biết cách tận dụng. Đi trước và đi nhanh về CĐS sẽ giúp chúng ta phát triển bứt phá sau COVID-19. Nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội này thì tức là COVID-19 chỉ mang lại thiệt hại. Và điều quan trọng hơn là sau COVID-19, sau thiệt hại nặng nề do COVID mang lại, thì chúng ta vẫn không có lợi thế gì hơn so với trước COVID. Và mục tiêu 5 năm, 10 năm về CĐS vẫn phải làm trong 5 năm, 10 năm", Bộ trưởng Hùng nói.

Ông Hùng nêu thí dụ, nếu các địa phương biết gắn tiêm vắc xin với hồ sơ sức khoẻ điện tử thì chỉ trong năm 2021 này, 100% người dân sẽ có hồ sơ sức khoẻ điện tử. Điều này, các nước phải làm mất 5 - 10 năm trong điều kiện bình thường. Hiện nay, Bộ TT&TT đã phát triển xong ứng dụng tiêm vắc xin gắn với hồ sơ sức khoẻ điện tử, chỉ cần các địa phương triệt để áp dụng.

"Chúng ta đã 20 năm làm chính phủ điện tử và 10 năm đưa dịch vụ công lên trực tuyến, nhưng thí dụ như TP.HCM, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 mới đạt 15%, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến mới có 22%, 78% người dân vẫn mang hồ sơ đến công sở để làm thủ tục. Nếu trong thời gian giãn cách này, chúng ta tạm dừng cung cấp dịch vụ công trực tiếp thì chỉ sau vài tháng là 100% dịch vụ công lên trực tuyến mức độ 4 và 100% người dân có thói quen dùng dịch vụ công trực tuyến. Như vậy là vài tháng bằng cả 10 năm", Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

Khi đại dịch xảy ra, các địa phương cũng có thể yêu cầu 100% các bệnh viện phải có bộ phận khám chữa bệnh online, người dân ở nhà mà vẫn thăm khám được, giảm tải giao thông, giảm tải bệnh viện, giảm nguy cơ lây nhiễm, và cũng giúp tăng nguồn thu cho bệnh viện khi bệnh nhân có xu thế không đến bệnh viện vì lo ngại COVID. Sau COVID thì 100% bệnh viện đã có bộ phận y tế điện tử và sẽ tạo đà cho CĐS các bệnh viện sau này.

Những ngày giãn cách, dịch giã này, các tỉnh thành cũng có thể yêu cầu 10 - 30% số môn học online, thi online, cả phổ thông và đại học. Bằng cách đó, chúng ta đã chuyển đổi 100% các nhà trường lên môi trường số. Điều mà hàng chục năm qua vẫn chưa làm được. Sau COVID thì đã thành thói quen mới và tiếp tục. Một số trường đại học sẽ chuyển đổi thành đại học số, với 100% số môn học và thi online. Việc học online ở nhà với học sinh cấp 2, cấp 3 và sinh viên đại học cũng giúp giảm tắc nghẽn giao thông.

Việc cho đóng cửa siêu thị khi giãn cách cũng đẩy nhanh thương mại điện tử (TMĐT). Mà TMĐT là nhân tố quan trọng số một của kinh tế số (KTS). 100% người dân có thói quen mua sắm online thì mục tiêu KTS chiếm 20-25% GDP vào năm 2025 là không khó khăn. Chỉ COVID mới có thể đẩy nhanh được mua sắm online. Không có COVID thì chúng ta sẽ phải mất hàng chục năm nữa.

Bộ trưởng Hùng nhận định, hỗ trợ người dân, các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lúc này thì không gì thiết thực hơn là đào tạo kỹ năng số, chuyển các hoạt động của họ lên môi trường số. Đây là lúc họ có nhiều thời gian hơn và buộc phải lên môi trường số.

Chính quyền yêu cầu CĐS nhanh cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển. Chính thời COVID này có thể tạo ra các doanh nghiệp công nghệ xuất sắc. Bởi vì xuất sắc là do có nhiều việc để làm, là do được làm việc khó, được làm việc trong tình trạng khẩn cấp.

"Về phòng chống dịch, nếu các tỉnh thành áp dụng triệt để công nghệ để truy vết nhanh, chính xác thì không phải phong toả diện rộng, không phải cách ly nhiều người. Phong toả diện hẹp thì người dân thực thi nghiêm. Phong toả diện hẹp thì thành phố vẫn có thể hoạt động bình thường. Theo cách truyền thống thì không thể truy vết chính xác, vì không ai có thể nhớ nổi 14 ngày qua đã đi những đâu, tiếp xúc gần những ai. Truy vết bằng cách tra hỏi từng người cũng rất lâu, có khi cả tuần. Và vì vậy để bắt nhầm hơn bỏ sót, chúng ta buộc phải phong toả diện rộng, nhưng người dân thực thi thì không nghiêm mà xã hội thì ngưng trệ, mỗi ngày thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, người dân thì khó khăn", ông Hùng nói.

Bộ trưởng TT&TT cho biết, Bộ này đã phát triển đủ 3 công nghệ cần thiết để truy vết nhanh. Thứ nhất là lộ trình đi lại 14 ngày gần nhất, giúp F0 nhớ lại đã đi qua những đâu. Thứ 2 là QRC giúp phát hiện F0 đã vào những hàng quán nào, cơ quan, đơn vị nào trong vòng 14 ngày qua. Thứ 3 là Bluezone giúp phát hiện những người mà F0 đã tiếp xúc gần dưới 2m trong vòng 14 ngày qua, kể cả người không quen. Bộ ba này là đủ để truy vết nhanh và chính xác, thường thì vài giờ là xong.

"Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thành lập Trung tâm quốc gia về công nghệ phòng chống COVID tại Bộ TT&TT, đây là nơi tập trung các công nghệ phòng chống COVID, từ khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, cách ly tới tiêm vắc xin. Trung tâm đã sẵn sàng để hỗ trợ tất cả các tỉnh thành", ông Hùng nói, "Thí dụ, sáng nay khi Thủ tướng Chính phủ đi thực địa thì mới thấy rất khó giám sát hàng ngàn người trong khu cách ly để họ không tiếp xúc nhau, không trốn ra ngoài, để tránh lây chéo. Nhưng Thành phố vẫn chưa biết là nếu những người cách ly này mà cài đặt Bluezone thì sẽ giám sát được mọi tiếp xúc gần, không cần bố trí nhiều công an, bảo vệ để giám sát."

Các tỉnh thành phía nam, nhất là xung quanh TP.HCM, dân cư đông đúc và rất gần nhau, và thực ra là rất giống như một tỉnh siêu lớn. Dịch có thể lây lan lẫn nhau, nhiều tỉnh cùng lúc. Biến thể mới có thể lây lan qua không khí và tốc độ lây lan nhanh hơn. Theo Bộ trưởng Hùng, đã đến lúc phải kết hợp hệ thống chính trị, chính quyền với công nghệ thì mới có thể kiểm soát được dịch bệnh. Công nghệ sẽ giúp cho việc phòng chống dịch thông minh hơn, đỡ tốn công sức hơn, đỡ tốn kém hơn và hiệu quả hơn.

"Chỉ dùng sức người thì không còn khả thi nữa. Giải pháp thì vẫn là: Xét nghiệm nhanh và chủ động; Truy vết nhanh và chính xác; Khoanh vùng, cách ly số ít nhưng nghiêm túc; Tiêm vắc xin đại trà. Và tất cả các khâu này nên dùng công nghệ số để hỗ trợ. Công nghệ thì dùng nền tảng, một nền tảng quốc gia dùng chung cho cả 63 tỉnh thành. Dữ liệu thì tập trung và liên thông các tỉnh thành và do vậy các tỉnh xung quanh TP.HCM có thể xử lý như là một tỉnh siêu lớn", ông Hùng nhận định.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, hãy coi COVID chính là cơ hội trăm năm cho CĐS. "Sau COVID, chúng ta sẽ thấy quê hương mình trở thành một xã hội khác, một xã hội được số hoá toàn diện. Và đây là món quà của COVID", Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Đọc thêm

AI và 5G sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo “đột phá” trong các lĩnh vực y tế, cứu hộ cứu nạn…

Các chuyên gia ghi nhận tiềm năng to lớn của 5G trong việc trở thành trụ cột quan trọng cho kết nối thông minh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số.
(PLVN) -  AI và 5G sẽ tạo được cuộc đột phá trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, y tế, cứu hộ, cải tiến sản xuất, công nghiệp truyền hình, sáng tạo nội dung… và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nếu các sản phẩm và giải pháp dựa trên AI được áp dụng rộng rãi thì nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt được 200 tỷ USD vào 2030.

Bộ Công an diễn tập ứng phó sự cố tấn công mạng

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội an ninh mạng quốc gia.
(PLVN) -  Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Tàu năng lượng mặt trời ứng dụng trí tuệ nhân tạo lọc sạch 2,5 triệu lít nước mỗi ngày

Healing Boat Ecopeace. (Ảnh: interestingengineering.com)
(PLVN) - Startup Hàn Quốc Ecopeace đang dẫn đầu cuộc cách mạng trong việc làm sạch hồ nước với tàu năng lượng mặt trời tự hành mang tên Healing Boat. Con tàu này không chỉ lọc sạch đến 2,5 triệu lít nước mỗi ngày mà còn mang đến trải nghiệm độc đáo với các chuyến tham quan và sự kiện ẩm thực trên mặt nước.

Xây dựng niềm tin trên không gian mạng

Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng tại Vnetworkhttpswww. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vnetwork.vn)
(PLVN) - Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 25/12, các nhà mạng Viettel, VNPT... phải triển khai giải pháp an toàn thông tin trên thiết bị mạng cung cấp tới hộ gia đình, tổ chức để bảo vệ người dùng ở mức cơ bản.

Thay đổi văn hóa ứng xử mạng bằng pháp luật

Mỗi người dùng mạng xã hội cần có thói quen suy nghĩ cẩn thận trước khi gõ phím. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc định danh cá nhân để hoạt động trên mạng xã hội. Đồng thời, nhiều quy định mới cũng được ban hành nhằm thay đổi thói quen của người dùng mạng, hướng tới hình thành một xã hội số minh bạch và văn minh.

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới
(PLVN) - Dữ liệu từ Downdetector cho biết sự cố bắt đầu xuất hiện từ khoảng 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/12. Nhiều dịch vụ của công ty có trụ sở tại Mỹ bị gián đoạn, trong đó phần lớn các báo cáo sự cố liên quan trực tiếp đến ChatGPT.

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)
(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo rằng tội phạm đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Từ các vụ lừa đảo tình cảm, đầu tư đến các chiêu trò tuyển dụng giả mạo, AI đang giúp kẻ gian tạo ra các nội dung có độ chân thực cao, khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy.

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.