COVID-19 làm trầm trọng thêm bất bình đẳng giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nữ nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại Viện truyền nhiễm Bamrasnaradura, Nonthaburi, Bộ Y tế Thái Lan. Ảnh: UN Women / Pathumporn Thongking
Nữ nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại Viện truyền nhiễm Bamrasnaradura, Nonthaburi, Bộ Y tế Thái Lan. Ảnh: UN Women / Pathumporn Thongking
(PLVN) - Báo cáo vừa công bố của  UN Women cho thấy dịch COVID-19 đang làm trầm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong khu vực.


Theo báo cáo của Cơ quan Liên Hợp Quốc của về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), sự bất bình đẳng về giới và xã hội vốn đã hiện hữu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước đại dịch COVID-19, nay càng trầm trọng thêm, khiến cho tình hình khó khăn của nhiều phụ nữ và trẻ em gái trở nên tồi tệ. 

Báo cáo “100 ngày đầu tiên của đại dịch COVID-19 ở châu Á và Thái Bình Dương: Một góc nhìn về Giới” trình bày một bức tranh về khía cạnh giới của các tác động kinh tế - xã hội bởi dịch bệnh và đưa ra thực tiễn đầy hứa hẹn trong việc tích hợp vấn đề giới trong kế hoạch chuẩn bị và ứng phó. Đồng thời, báo cáo cũng đưa ra các đề xuất ban đầu và tiềm năng nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái trong khu vực.

Báo cáo nhấn mạnh nhu cầu trước mắt của phụ nữ trong bối cảnh đại dịch, bao gồm những nhu cầu của nữ nhân viên y tế và những người sống sót sau bạo lực giới, cũng như tác động trực tiếp liên quan đến công việc chăm sóc không lương, sức khoẻ sinh sản và tình dục của phụ nữ và trẻ em gái, sự gián đoạn trong tiếp cận giáo dục và tính bất bình đẳng trong truy cập thông tin. 

Ông Mohammad Naciri, Giám đốc UN Women khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, cho rằng, Châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực chịu nhiều thảm hoạ thiên tai nhất trên thế giới. Tác động về giới của các thảm họa bên lề trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể được dự đoán…

“Ví dụ, tình trạng hạn hán ở sông Mê Kông kết hợp với nhu cầu vệ sinh ngày càng tăng như rửa tay để phòng chống dịch bệnh có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể của gánh nặng công việc chăm sóc không lương của phụ nữ - những người có trách nhiệm chính trong việc lấy nước sử dụng cho gia đình”, ông Mohammad Naciri dẫn chứng và  lưu ý, các nỗ lực ứng phó và phục hồi phải đặt nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái vào trung tâm và bám sát vào thực tế kinh tế - xã hội mà họ phải đối mặt…

Báo cáo về giới '100 ngày’ thảo luận về các tác động và hướng đi tiềm năng về nhiều vấn đề bao gồm phụ nữ, hòa bình và an ninh, giảm thiểu rủi ro thiên tai, chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trao quyền kinh tế cho phụ nữ, đồng thời nhấn mạnh các nhu cầu cụ thể của các nhóm bị thiệt thòi và thiếu quan tâm bao gồm người tị nạn, phụ nữ khuyết tật, người LGBTQI và phụ nữ sống chung với HIV.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng lăng kính giới trong cuộc khủng hoảng này cho phép chúng ta nâng cao chất lượng công việc và chuyên môn sẵn có - từ tái xây dựng trong thảm họa đến kiến tạo lại hòa bình - để đảm bảo rằng thế giới hậu COVID được thiết lập dựa trên các nguyên tắc về quyền con người và bình đẳng giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.