Công tác hòa giải ở Hà Nội: Góp phần đem lại bình yên xóm làng

Công tác hòa giải ở Hà Nội: Góp phần đem lại bình yên xóm làng
(PLVN) -Những năm qua công tác hòa giải ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, số việc hòa giải thành ngày càng tăng trong khi số phát sinh phải giải quyết ngày càng giảm, chính quyền các cấp cũng ngày càng quan tâm hơn đến công tác này.

Theo đó, ở Hà Nội,  mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” có thể nói là điểm sáng trong công tác hòa giải nhiều năm trở lại đây. Với 5 tiêu chí tổ hòa giải 5 tốt đã phát huy tích cực vai trò trong cộng đồng dân cư, chỉ sau một thời gian số tổ hòa giải 5 tốt trên địa bàn ngày càng tăng đáng kể. Đến hết tháng 6/2020, Thành phố có 2.447/5.043 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (đạt tỷ lệ 47,6%). Mô hình tổ hòa giải 5 tốt góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, giảm mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư; giải quyết các điểm nóng, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn Thủ đô.

Từ những kết quả đạt được trong việc xây dựng, thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” nêu trên, TP Hà Nội kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” trên phạm vi toàn quốc. Hà Nội cũng kiến nghị ban hành tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở, có hình thức vinh danh, biểu dương đối với hòa giải viên tiêu biểu có thời gian công tác lâu năm, có nhiều thành tích đóng góp cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Ngoài tổ hòa giải 5 tốt, công tác hòa giải cơ sở nói chung được TP quan tâm. Công tác hòa giải đạt được nhiều kết quả tích cực cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn TP trong năm 2018, 2019 tăng cao.

Đến nay, toàn Thành phố Hà Nội có 5.043 tổ hòa giải với tổng số 31.773 hòa giải viên. Toàn Thành phố đã tiếp nhận tổng số 4.596 vụ việc hòa giải (giảm 467 vụ việc so với cùng kỳ năm 2019), đã tiến hành hòa giải thành 5.615/4.370 vụ việc, đạt tỷ lệ 82,7%, 226 vụ việc đang tiến hành hòa giải. Các đơn vị tích cực triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở và có tỷ lệ hòa giải thành cao là: Đống Đa (96,3%); Long Biên (95,3%); Cầu Giây (94,9%); Thanh Xuân (93,3%); Mỹ Đức (90,2%); Bắc Từ Liêm (89,9%); Thanh Trì (88,9%); Hoàn Kiếm (88,69%); Hai Bà Trưng (87,1%); Hoàng Mai (85,83%); Nam

Từ Liêm (85,8%); Đông Anh (75,4%); Gia Lâm (84,7%).    

 Đội ngũ hòa giải viên được củng cố, kiện toàn, phát huy được năng lực, trách nhiệm, được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường xuyên. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả. Công tác khen thưởng đối với đội ngũ hòa giải viên, tổ hòa giải ở cơ sở ngày càng được quan tâm. 

Kinh phí triển khai công tác hòa giải ở cơ sở cũng được quan tâm và tăng cường. Năm 2018, kinh phí hòa giải ở cơ sở cấp xã với khoảng 5,3 tỷ đồng, năm 2019 kinh phí hòa giải ở cơ sở cấp xã được quan tâm với khoảng 6.2 tỷ đồng, trong khi 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016, tổng kinh phí hỗ trợ hòa giải cấp xã là 10 tỷ khoảng 3,3 tỷ đồng/01 năm.

Nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải, các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân, cũng như tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên trên địa bàn Thành phố, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành các văn bản để thực hiện như văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải năm 2020, văn bản nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở đề tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm phát sinh từ mâu thuẫn nội bộ trong Nhân dân; Quyết định công nhận đội ngũ tập huấn viên cấp thành phố, tập huấn viên cập huyện thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”. Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đã tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tu pháp phối hợp với Học viện Tư pháp tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hòa giải cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hòa giải cơ sở cho 05 đơn vị chỉ đạo điểm của Thành phố. Sở Tư pháp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại UBND quận, huyện: Tây Hồ, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh, Phúc Thọ.

Bên cạnh đó chuyên mục hòa giải ở cơ sở của Trang Thông tin tuyên truyền phố biến pháp luật của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đã đẩy mạnh đăng tải tin, bài viết về gương người tốt việc tốt trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, câu chuyện hòa giải trong thực tế cuộc sống góp phần nâng cao kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên và vị thế của hòa giải viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đến nay đã đăng 259 tin, bài viết về hòa giải ở cơ sở. 

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy tính ưu việt của các mô hình PBGDPL hiệu quả, trong đó có tổ hòa giải 5 tốt, quan tâm kinh phí cũng như tạo cơ chế phối hợp tốt để mô hình này ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Đọc thêm

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch phối hợp, được sự đồng ý của Đảng ủy Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh, Chi bộ Phòng Nghiệp vụ 2 – Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Kế toán đã tổ chức chương trình về nguồn với chủ đề “ Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử” tại Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp) là nơi gìn giữ phần Mộ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vào ngày 11,12/5/2024.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng ngày 11/5/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần Grand Nutrition triển khai hoạt động trao tặng học bổng và phần quà cho học sinh, người có công trên địa bàn.

Không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về đội ngũ thông tin cơ sở. (Nguồn ảnh: Bộ TT&TT)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Đây là lần đầu tiên Chính phủ ban hành nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở, tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.

Bộ Tư pháp Tổ chức truyền thông pháp luật và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mộc Châu

Ông Nguyễn Kim Tinh – Phó bí thư Thường trực Đảng Ủy bộ Tư pháp trao quà cho các cháu học sinh khó khăn của huyện Mộc Châu. (Ảnh Hải Anh)

(PLVN) - Sáng 11/5/2024, Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), cùng nhà tài trợ đã tới trường THCS 8/4 trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích cao trong học tập tại một số trường trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Hội thảo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ông Hồ Quang Huy – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp, phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) -Ngày 10/5, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện nghị quyết số 110/2023 Quốc hội khóa XV.

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.
(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.