Công khai tên cha, mẹ trên CMTND là vi phạm Quyền trẻ em

“Tôi nghĩ, cần thiết phải đưa đặc điểm riêng của nhân thân chứ không nên đi sâu vào khía cạnh gia đình. Sẽ có những hệ lụy như cha, mẹ vi phạm pháp luật mà dư luận đã nêu tên rộng rãi, nếu tên xuất hiện trên CMND thì trẻ xấu hổ, bị mọi người xa lánh hoặc thậm chí bỏ đi biệt xứ...”, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Trọng An nói.

 

[links()]Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Trọng An phản đối chủ trương đưa tên cha, mẹ của người được cấp lên CMND. Theo ông An, có 3 lý do để không nên áp dụng quy định này. 

Mẫu CMT mới có phần thông tin về cha mẹ
Mẫu CMT mới có phần thông tin về cha mẹ
Thứ nhất, phải hiểu CMND là nhằm mục đích gì? CMND (tiếng Anh gọi là Indentify Card), tức một cái thẻ để xác nhận nhân thân của một cá nhân. Để xác nhận nhân thân một cá nhân thì phải có đầy đủ các thông tin riêng của bản thân người đó như tên, tuổi, nhóm máu, màu tóc, màu mắt. Đó là những thông tin cực kỳ quan trọng của một cá nhân để nhận dạng. CMND của ta hiện nay chỉ có tên, tuổi, dấu vết riêng và dị hình là thiếu sót lớn. 
Báo PLVN online ngày 23/7 đăng tải chuyên đề “Chứng minh nhân dân mẫu mới: Chưa “ra lò” đã… phiền toái!”, trong đó nêu nhiều ý kiến đồng thuận lẫn không đồng thuận xung quanh chủ trương thay đổi chứng minh nhân dân (CMND) của Bộ Công an. Tuần rồi, Tòa soạn nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc đề nghị  tiếp tục thông tin về chủ đề này, đặc biệt nhấn mạnh việc công khai tên cha, mẹ trên căn cước của công dân. Dưới đây là những ý kiến, trao đổi tiếp vấn đề này.
Bản thân CMND không phải là bản hồ sơ lý lịch (profile hay là CV),  nên nếu muốn biết cá nhân đó là con ai, thì phải giở hồ sơ lý lịch ra, ở đó có hết các thông tin, chứ không phải xem qua CMND.

Thứ hai, việc đưa tên cha, mẹ vào CMND sẽ khiến người lớn khi xin cấp đổi có thể gặp rắc rối trong trường hợp họ là người già không nhớ tên cha, mẹ.

Ông An muốn nhấn mạnh đến đối tượng là trẻ em, những trẻ đến độ tuổi 14 làm CMND và có hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, những đứa bé không có cha, mồ côi cha hoặc những gia đình nhạy cảm (như thời gian trước có nhiều thanh niên xung phong quá lứa lỡ thì, họ mong có đứa con và không muốn có sự ràng buộc của người cha), thì rõ ràng việc đưa tên cha vào là khó hoặc gây tâm lý không tốt cho trẻ khi bỏ trống tên cha.

Thứ ba, đối chiếu với Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước này thì quy định trên là vi phạm Điều 16.
Ông An cho biết, điều này quy định: “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của các em cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em; trẻ em có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.
Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em của Việt Nam cũng quy định quyền riêng tư  gia đình và quyền được bảo vệ danh dự. 
Bản thân CMND không phải là bản hồ sơ lý lịch (profile hay là CV), nên nếu muốn biết cá nhân đó là con ai thì phải giở hồ sơ lý lịch ra, ở đó có hết các thông tin, chứ không phải xem qua CMND.

Đây không phải là sự vi phạm thô bạo, nhưng theo Phó Cục trưởng An, những quy định đó sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. “Tôi nghĩ, cần thiết phải đưa đặc điểm riêng của nhân thân chứ không nên đi sâu vào khía cạnh gia đình. Sẽ có những hệ lụy như cha, mẹ vi phạm pháp luật mà dư luận đã nêu tên rộng rãi, nếu tên xuất hiện trên CMND thì trẻ xấu hổ, bị mọi người xa lánh hoặc thậm chí bỏ đi biệt xứ...”, ông An nói.

Từ những căn cứ trên, ông An nhấn mạnh: “Bản thân tôi là người làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, tôi đề nghị không nên đưa thông tin về gia đình, cha, mẹ vào CMND mẫu mới đối với mọi người, nhất là trẻ em”.
 “Đối chiếu với Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, mà Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á đã phê chuẩn, thì quy định nói trên của Bộ Công an đã vi phạm Điều 16 của Công ước này”, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng An nói.

Nhóm phóng viên

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.