Công đoàn phải bảo vệ quyền lợi của người lao động

Hôm qua (25/5), Dự thảo Luật Giáo dục đại học và dự thảo Luật Công đoàn đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận khá sối nổi tại hội trường với nhiều nội dung nóng.

Hôm qua (25/5), Dự thảo Luật Giáo dục đại học và dự thảo Luật Công đoàn đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận khá sối nổi tại hội trường với nhiều nội dung nóng.

Đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) phát biểu tại hội trường.
Đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) phát biểu tại hội trường.

Không để doanh nghiệp “trốn” quỹ công đoàn

Thực tế hiện nay đang diễn ra tình trạng “Luật 1 bên và đình công 1 bên”. Do vậy, ĐB Trần Ngọc Vinh (TP.Hải Phòng) đề nghị cần quy định cơ chế và trình tự thủ tục cho tổ chức công đoàn thực hiện có hiệu quả vai trò của tổ chức đại diện cho NLĐ, bảo vệ quyền lợi NLĐ và điều đình với NSDLĐ khi có đình công. ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) nhận thấy, dự thảo chưa có chế tài bảo đảm hoạt động của Công đoàn nên khó tránh khỏi hình thức trong hoạt động công đoàn, ảnh hưởng đến tính khả thi của Luật.

Nguồn thu 2% cho quỹ công đoàn vốn “chưa tìm được tiếng nói chung” khi Tổng LĐLĐ VN cho rằng “tiếp tục phải thu”, còn DN tìm mọi cách để “trốn” thì đến nay càng khó giải quyết khi tranh cãi về nguồn trích lập quỹ công đoàn. Qua tiếp xúc cử tri, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) nhận thấy, DN “phản ứng” với nguồn quỹ này vì cho rằng, cách thu như hiện nay là được “cấp trùng 2 lần, vừa qua NSNN, vừa do DN đóng góp”. Hơn nữa, nếu phải trích 2% “tổng quỹ lương thực trả cho NLĐ” thì DN không “kham nổi” khi “thực tế, lương chính thành phụ, lương phụ thành chính”.

Thậm chí, ĐB Huỳnh Nghĩa (TP.Đà Nẵng) lo ngại, nếu tính như vậy thì “các DN vốn không “mặn mà” với qui định về trích 2% quỹ lương để lập quỹ công đoàn, thậm chí có DN đã “không thành lập tổ chức công đoàn để... “trốn” 2% này” sẽ càng khiến tổ chức công đoàn khó có “đất sống” trong khu vực DN, ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ”.

ĐB Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) cho rằng, nếu chỉ trích trên tổng quỹ lương BHXH thì “không thể hiện hết trách nhiệm của DN” nên ĐB Hòa đề nghị phải trích 2% tổng quỹ lương thực trả cho NLĐ của DN để lập quỹ công đoàn. ĐB Phạm Huy Hùng (TP.Hà Nội) cũng cho rằng, nếu chỉ tính trên tổng quỹ lương BHXH thì “thực sự không đủ cho công đoàn hoạt động, mà thực tế là hoạt động vì quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ trong mối quan hệ lao động”.

Các ĐBQH cũng quan tâm đến việc có cho người nước ngoài tham gia tổ chức công đoàn, các cơ chế đảm bảo tính minh bạch của nguồn quỹ công đoàn, hiệu quả hoạt động thực tế của tổ chức công đoàn...

Không tự chủ “tràn lan” theo cơ chế “xin – cho”

Cho rằng “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là điều kiện tiên quyết để cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của mình”, nhiều đại biểu ủng hộ việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH vì khi các cơ sở này thực hiện quyền tự chủ sẽ có “xã hội”, “pháp luật” đánh giá và “xử lý” nếu hoạt động kém chất lượng hay vi phạm pháp luật.

Các đại biểu lưu ý, việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH phải dựa trên cơ sở của điều kiện năng lực, kết quả kiểm định chất lượng của từng trường để khuyến khích các đơn vị trường học nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, ĐB Phạm Thị Hải (Đồng Nai) cho rằng: “Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH không thể thực hiện đồng loạt và cào bằng vì các trường có đặc điểm cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên... khác nhau, không đồng đều về quy mô cũng như chất lượng”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, việc phân tầng các cơ sở GDĐH đã triển khai ở mức độ nhất định với việc thành lập hai ĐHQG, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và những ĐH 2 cấp, đa ngành, đa lĩnh vực có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao; quyết định một danh mục có 18 trường đại học trọng điểm với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành mũi nhọn và phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền...

Song với thực trạng của GDĐH hiện nay, nếu tất cả các trường đều được giao quyền tự chủ ngay có thể sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát, làm ảnh hưởng chất lượng GDĐH. Một “khúc mắc” khi thảo luận dự thảo Luật này là không ít điều trong số 27 điều qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của dự thảo Luật chưa thể hiện hoặc thể hiện rất ít sự giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở GDĐH hoặc ít nhiều mang tính “xin - cho” khiến nhiều ĐB băn khoăn. Vì vậy, các ĐB tán thành quy định việc thu hồi quyền tự chủ đối với các cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực hoặc có hành vi vi phạm là cần thiết.

Hương Giang

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...