Cơn cuồng phong kinh hoàng khiến hơn 4.100 người chết ở Bangladesh

Không biết bao nhiêu loài thú đã chết vì cuồng phong Sidr.
Không biết bao nhiêu loài thú đã chết vì cuồng phong Sidr.
(PLO) -Cơn cuồng phong Sidr là một trong những thảm họa bão nhiệt đới tồi tệ nhất đối với đất nước Bangladesh. Cơn bão kèm theo lốc xoáy cực mạnh đã khiến hơn 4.100 người bị thiệt mạng và mất tích, 8,7 triệu người bị phá hủy nhà cửa, tài sản cũng như cây màu.

Đất nước hứng chịu lũ lụt hàng năm

Đất nước Bangladesh gần như nằm trọn vẹn trên một đồng bằng lớn. Không chỉ thế, Bangladesh còn có hệ thống sông ngòi rộng lớn và dày đặc, mà nước chủ yếu là băng tan từ các dãy núi Himalaya. Chính điều này là nguyên nhân khiến cho nước này bị lũ lụt hàng năm.

Tuy nhiên, đối với trận cuồng phong Sidr lần này, các giới chức ở đây cho rằng, nó là thiên tai thảm khốc nhất trong vòng hơn thập kỷ nay. Chiều tối ngày 15/11, trận bão Sidr đã quét qua vịnh Bengal, tràn vào khu vực bờ biển phía tây nam Bangladesh. Lốc xoáy đi kèm với mưa lớn và sóng cao đã tàn phá nặng nề 15 quận ven biển.

Trước khi diễn ra thảm họa này, chính phủ Bangladesh cũng đã bắt đầu dự báo về cơn cuồng phong để cho người dân kịp thời di tản, các lực lượng chức năng cũng nhanh chóng và gấp rút vào cuộc ứng phó. Một cuộc họp khẩn cấp diễn ra nhằm để các quan chức chính phủ tìm mọi cách để chống bão lũ và giúp người dân trong quá trình di tản.

Hơn 40.000 tình nguyện viên của Tổ chức Lưỡi liềm đỏ cũng đã được triển khai ở 15 tỉnh bị ảnh hưởng. Người dân ở các khu vực này chủ yếu là nông dân, ngư dân sống ven biển và sông, do đó 2 triệu người ở Bangladesh sơ tán đến nơi trú ẩn khẩn cấp. 

Tuy nhiên, do điều kiện sống còn nghèo nàn, phương tiện truyền thông còn hạn chế, nhiều người dân nghèo không nhận được thông tin cảnh báo. Những người biết được thông tin và di tản thì số nơi tạm trú không đủ để chứa tất cả. Nhiều người quyết định không di tản vì họ không thể dời bỏ nhà cửa và gia súc... đã khiến cho nhiều người thiệt mạng một cách không đáng có. 

Diễn biến thảm khốc

Ngày 9/11, thời tiết bắt đầu xáo trộn ở phía đông nam của quần đảo Andaman, gần quần đảo Nicobar. Đến ngày 11/11 thì một cơn bão nhiệt đới đã được hình thành với sức gió mới chỉ 65 km/h.

Cho đến ngày hôm sau, cơn bão tiếp tục phát triển và di chuyển chậm về phía Tây bắc và dần trở thành một cơn bão xoáy nghiêm trọng. Đến ngày 15/6, cuồng phong Sidr bắt đầu hoành hành ở trung tâm vịnh Bengal, với sức gió trung bình là 215 km/h và lên đến đỉnh điểm là 260 km/h. 

Được biết, độ mạnh của lốc xoáy tăng dần từ F0 đến F5. Lốc xoáy yếu nhất F0 có thể phá hủy các biển hiệu, trong khi ở cấp mạnh nhất F5 chúng có thể thổi bay những căn nhà khỏi móng. Theo các nhà nghiên cứu, cuồng phong Sidr được đánh giá ở cập độ F5, cơn bão kết hợp với mưa giông và gió giật mạnh tạo nên những đợt sóng biển cao đến 5 mét. Nó có thể đánh bật và phá hủy mọi thứ ngáng đường đi của nó. Trong khi đó, những cơn cuồng phong ở cấp F4, F5 càng đi xa thì thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng là càng lớn.

Trong đêm, bão tràn qua thủ đô Dhaka, giật đổ cây cối và cắt đứt mạng lưới điện. Không những thế, tất cả đường xá, nhà cửa... đều ngập trong nước. Gió lớn và lũ lụt đã tàn phá nhà ở, đường xá, cầu cống, và cơ sở hạ tầng khác. Các tuyến đường bộ và đường thủy hòa chung thành một biển nước không thể vượt qua. Nước uống đã bị ô nhiễm vì bị ngập nước mặn từ triều cường, và cơ sở hạ tầng vệ sinh đã bị phá hủy.

Khung cảnh tan hoang sau cơn cuồng phong Sidr
Khung cảnh tan hoang sau cơn cuồng phong Sidr

Hậu quả nặng nề để lại

Các thành phố Patuakhali, Pirojpur, Barguna và Bagerhat của Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong các huyện bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, 90 phần trăm ngôi nhà và 95 phần trăm của vụ lúa và tôm càng xanh nuôi có giá trị đã được xóa sạch bởi những cơn gió, mà tạo ra một làn sóng thủy triều cao đến 5 mét quét tất cả mọi thứ mà nó đã đi qua.

Các nhà nghiên cứu cho biết rừng ngập mặn Sunderban, nơi được cho là di sản thế giới, là nguồn sống của các ngư dân bị tàn phá nặng nề, khoảng 30,000 hectare rừng bị hủy hoại, không biết bao nhiêu loài thú đã chết. Có lẽ sẽ phải mất ít nhất 40 năm để phục hồi từ thảm họa này.

Hầu hết các cơn bão đã đổ bộ vào Bangladesh trong quá khứ đã khiến cho không biết bao nhiêu ngàn người thiệt mạng. Cuồng phong Sidr cũng không ngoại lệ. Theo quan chức của nước này, cơn bão này đã cướp đi sinh mạng của 4.100 người.

Tuy nhiên, con số này dường như vẫn không chính xác. Số người chết hoặc mất tích thực tế mà người ta ước tính có lẽ lên đến 10.000 người, số người bị thương cũng nhiều hơn. Được biết, những người xấu số bị thiệt mạng hầu hết đều do những mảnh vỡ và cây cối rơi xuống những ngôi nhà làm bằng thiếc và tre nứa không vững chắc của họ.

Hàng ngàn người khác đã được di dời và đã trở thành vô gia cư. Toàn bộ nhà cửa và trường học các các thành phố Patuakhali, Barguna và quận Jhalokati của Bangladesh bị tàn phá và ngập trong nước. 

Theo Hội Chữ thập đỏ Anh, uớc tính, khoảng 500.000 ngôi nhà đã bị phá hủy, và 845.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng. 

Không những thế, khi cơn bão qua đi người chết thì đã chết nhưng người sống phải đối mặt với những khó khăn như thiếu thôn đồ ăn thức uống, đặc biệt là vấn đề sức khỏe, dịch bệnh như bệnh như tiêu chảy, trong đó lây lan do thiếu nước uống.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết 44 người có vàng da , 3.572 có tiêu chảy , 3210 đã có viêm phổi , 7538 đã bị một bệnh ngoài da, 2.309 bị nhiễm trùng mắt, và 10.349 đã Sốt thương hàn .

Ứng phó của chính phủ sau bão lũ

Sau cơn cuồng phong, mọi thứ trở nên hoàng tàn, xác người và xác thú trôi đầy trên sông, mùi tử khí có ở khắp nơi. Những người con sống gào thét, cuống cuồng đi tìm người thân bị cơn bão cuốn đi. Những người tìm được thân nhân của mình thì vội vàng chôn cất mà không cần nghi thức mai táng.  

Những nạn nhân sống sót sau những trận lốc xoáy kèm mưa bão cho biết họ đang không nơi nương tựa và đang chờ đợi đến tuyệt vọng thức ăn cũng như nước uống. Hàng chục ngàn người sống sót đấu tranh cho những nhu cầu cơ bản như lều, gạo, thuốc men và nước uống.

Do đã có sự chuẩn bị từ trước đó, các lực lượng vũ trang Bangladesh cũng đã có những phản ứng rất tốt trong công tác tìm kiếm và cứu hộ và cứu trợ.Ven biển Bangladesh là một mê cung của đường thủy, lạch, hải đảo. Do đó thuyền cũng được huy động rất nhiều để có thể cứu giúp hàng trăm ngàn người đang bị mắc kẹt. 

18 máy bay trực thăng không quân  và 5 tàu hải quân Bangladesh  đã ngay lập tức cử tới những  vùng khó khăn nhất với thực phẩm, thuốc men và đồ cứu trợ. Khoảng 13.000 gói nhà ở, bao gồm các tấm sắt để lợp mái nhà được chuẩn bị để phân phối ngay cho các gia đình bị nạn. 732 đội y tế đã được triển khai tới các khu vực bị ảnh hưởng. 4.000 tấn gạo, 7.500 chiếc lều bạt, 18.000 chăn nhanh chóng được phát tới tay người dân. 

Tuy nhiên, những nỗ lực cứu hộ, cứu trợ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những con đường tắc nghẽn và mức độ tàn phá kinh khủng. Ở một số nơi, thậm chí voi cũng được huy động để kéo những cây to đổ đang ngáng qua những con đường dẫn đến những khu vực xa xôi hẻo lánh. Sau khi nước rút, chính phủ Bangladesh đã quyết định chi khẩn cấp 5,2 triệu USD để tái xây dựng lại nhà cửa cho những người sống sót. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.