Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, người cộng sản kiên trung, bất khuất

Chân dung cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (1906-1941).
Chân dung cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (1906-1941).
(PLO) - Ngày 24/4/2016, tròn 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập - người cộng sản kiên trung của cách mạng Việt Nam. Ông đã đi vào cõi vĩnh hằng, song đã để lại cho những người cộng sản, cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ Việt Nam bài học vô cùng quý giá về lý tưởng cộng sản, về tinh thần học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng và ý chí chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Xúc động hành trình dấu chân người cộng sản

Năm 1925 của thế kỷ trước, xã hội Việt Nam lúc đó nằm trong ách thống trị “một cổ hai tròng” của thực dân Pháp và bè lũ phong kiến. Dân tình đói khổ rên xiết lầm than. Xã hội lúc đó tình hình đen tối chưa có đường ra. Tất cả các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân nổi dậy đều nằm trong biển máu, bởi không có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

Cũng như bao thanh niên yêu nước lúc đó, từ quê nghèo Hà Tĩnh, cuối năm 1925, Hà Huy Tập gia nhập Hội Phục Việt - một tổ chức yêu nước lúc bấy giờ. Tại đây, ông đã tuyên truyền vận động đồng nghiệp đồng loạt ký vào văn bản và gửi Toàn quyền Đông Dương yêu cầu thực dân Pháp xóa án và thả cụ Phan Bội Châu.

Tháng 3 năm 1926, nhà yêu nước Phan Châu Trinh qua đời. Để tuyên truyền tinh thần yêu nước và chí khí đấu tranh cách mạng của cụ Trinh, Hà Huy Tập đã huy động hàng nghìn nhân dân lao động ở Vinh (Nghệ An) đến chùa Diệc dự lễ truy điệu cụ Trinh với mục đích kết nối lòng yêu nước. Bất chấp sự đe dọa của bọn quan lại và cảnh sát, ông đứng lên diễn thuyết ca ngợi tinh thần yêu nước thương nòi của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh và kêu gọi đồng bào đoàn kết đấu tranh chống lại thực dân Pháp.

Ngôi nhà tranh của gia đình cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa (xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)

Ngôi nhà tranh của gia đình cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa (xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)

Sau thời gian hoạt động cách mạng ở Vinh, tháng 3/1927, ông vào Sài Gòn Gia Định và xin vào dạy học tại Trường Tiểu học tư thục mang tên An Nam Học Đường. Với tư chất của một nhà cách mạng, ông đã kêu gọi học sinh tổ chức nhiều cuộc bãi khóa chống lại chế độ giáo dục phản động của thực dân Pháp. Để vận động học sinh đứng dậy bãi khóa đấu tranh, ông đã thay đổi liên tục chỗ ở và bí mật hoạt động.

Tháng 6/1928, Hiệu trưởng An Nam Học Đường có quyết định đình chỉ việc giảng dạy của ông với lý do “kích động học sinh nhiều lần bãi khóa”. Bị đuổi việc, ông vào làm việc ở một hiệu buôn vừa kiếm sống, vừa hoạt động cách mạng. Tháng 8/1928, ông rời khỏi hiệu buôn ở Sài Gòn vượt đến Bà Rịa xin vào làm việc ở đồn điền trồng mía Phú Mỹ. Trong thời gian này, ông đã vận động thành lập được chi bộ Đảng trong công nhân do ông làm Bí thư.

Tháng 12/1928, ông được cử sang Trung Quốc tham gia “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. Đến tháng 7 năm 1929, ông sang Liên Xô học tại  Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva với bí danh là Xinhitrơkin. Cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản liên bang (bôn-sê-vích). Trong thời gian này ông đã soạn thảo “Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương” và “Sơ thảo lịch sử phong trào Cộng sản ở Đông Dương”.

Tháng 5/1932, ông tốt nghiệp khóa học, sau đó rời Mátxcơva qua Paris (Pháp) để trở về Việt Nam, nhưng trên đường về ông bị Pháp  bắt và bị trục xuất sang Bỉ. Để về Việt Nam, ông trở lại Liên Xô để tìm thời cơ sang Pháp rồi quay về Việt Nam tiếp tục hoạt động cách mạng. Trong suốt thời gian này, ông tìm gặp những người làm việc trong Quốc tế Cộng sản để bày tỏ nguyện vọng của mình muốn được trở về Việt Nam. Trước sự giúp đỡ của những người yêu nước trong Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1933, ông rời cảng Vlađivôxtốc của Liên Xô về phương Đông tiếp tục hoạt động.

Tháng 4/1933, Hà Huy Tập về đến Ma Cao (Trung Quốc). Tại đây, ông được Quốc tế Cộng sản  chỉ định tham gia Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 3/1935, tại Đại hội I của Đảng Cộng sản Đông Dương ở  Ma Cao, Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư, Hà Huy Tập được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào cương vị Thư ký Ban Chỉ huy Hải ngoại.

Ngày 26/7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập triệu tập tại Thượng Hải (Trung Quốc), nhận định: “Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng lúc này là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, tay sai của chủ nghĩa phát xít, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình”.

Tại hội nghị này đã bàn chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các đảng phái, các giai cấp, các đoàn thể chính trị, các dân tộc ở Đông Dương để đấu tranh giải phóng Đông Dương thoát khỏi ách đế quốc và phong kiến.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (ngày 26/7/1936), Hà Huy Tập được bầu giữ chức Tổng Bí thư của Đảng. Sau đó, ông về nước để lập lại Trung ương cấp ủy, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân ta. Cơ quan của Trung ương Đảng bí mật từ Trung Quốc chuyển về Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Gia Định (nay thuộc TP Hồ Chí Minh).

Ngày 1/5/1938, ông bị bắt do có chỉ điểm trong khi tham dự ngày Quốc tế Lao động tại Sài Gòn. Ông bị trục xuất khỏi Nam kỳ và bị đưa về quê chịu quản thúc. Đến ngày 30/3/1940, ông bị bắt lại và đưa vào Nam kỳ để xét xử. Ngày 25/10 năm đó, ông bị thực dân Pháp xử tuyên án 5 năm tù giam. Ngày 25/3/1941, chính quyền Pháp đổi bản án của ông thành án tử hình vì “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ”. Trước tòa, ông tuyên bố: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động”.

Ngày 28/8/1941, ông bị chính quyền Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác tại Sở Rác (nay là  Bệnh viện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) như: Nguyễn Hữu Tiến, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai. Bức thư cuối cùng gửi cho gia đình, ông viết: “Nếu tôi phải bị chết thì gia đình và bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn; trái lại, nên xem tôi như là người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn mà thôi”.

Một góc khu di tích tưởng niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.

Một góc khu di tích tưởng niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.

Học ở ông đức hy sinh quên mình vì Tổ quốc

Đồng chí Hà Huy Tập (1906-1941), sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Từ khi Hà Huy Tập trở thành người cộng sản đến lúc hy sinh diễn ra trong vòng 16 năm. 16 năm ấy, ông chưa làm đổi thay diện mạo của Việt Nam lúc bấy giờ, song ông đã làm cho quân thù khiếp sợ về chí khí kiên cường của nhà yêu nước.

Ông đã là ngọn cờ hiệu triệu các tầng lớp nhân dân, sinh viên, tri thức đứng lên đấu tranh cách mạng vì quyền sống con người. Từ người yêu nước trở thành nhà cách mạng, từ người cộng sản trở thành Tổng Bí thư của Đảng, Hà Huy Tập đã sống một cuộc đời cách mạng sôi nổi và vinh quang; ông là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân ta noi theo.

Lịch sử ghi nhớ đồng chí như một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một người lãnh đạo tận tụy, năng động, một cây bút lý luận xuất sắc của Đảng những năm 30 của thế kỷ XX; ông đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho lý tưởng cộng sản.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, những người cộng sản Việt Nam không khỏi xúc động khi xem lại chặng đường mà ông đã kinh qua trên hành trình tranh đấu vì quyền sống con người, vì Tổ quốc hòa bình. Còn thế hệ trẻ Việt hôm nay vẫn ngẩng cao đầu tự hào vì lịch sử tiền nhân, có một Tổng Bí thư kiên cường, tận tụy.

Ông đã đi xa 75 năm, nhưng tinh thần đấu tranh của ông vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim người dân đất Việt. Thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân, bộ đội sinh viên ở thế kỷ XXI học ở ông đức hy sinh quên mình vì Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.