Có nên tắm khi mắc COVID-19 không?

0:00 / 0:00
0:00
Trên mạng xã hội đang rộ lên thông tin người mắc COVID-19 thì không được tắm rửa. Bệnh đang nhẹ mà tắm sẽ trở nặng… Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?

Các thông tin về chữa COVID đang rất phức tạp, lẫn lộn được lan truyền qua nhiều hình thức mang lại cả những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực. Vậy mắc COVID-19 thì có nên xông hơi và tắm rửa không?

1. Người bệnh COVID-19 có nên kiêng tắm rửa?

Theo quan niệm của y học cổ truyền nếu khi bị ốm hoặc cảm xông hơi là cần thiết nhưng tắm thì lại phải kiêng. Quan niệm tắm khi bị ốm trong y học cổ truyền lại trái ngược với xông hơi.

Điều này được luận giải như sau: Khi tắm nước nóng làm giãn lỗ chân lông từ đó gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập... Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, tử vong. Từ đó sinh ra quan niệm "người ốm phải kiêng nước" còn tồn tại dai dẳng tới nay.

Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm mà tắm là rất nguy hiểm. Một số người quá suy kiệt, chức năng tim phổi quá kém, khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế khi đang mắc bệnh không nên tắm nước quá lạnh để "rèn luyện cơ thể", hoặc tắm quá nóng để "diệt mầm bệnh". Rất nguy hiểm.

photo-1645677954307

Người bệnh COVID-19 tắm như thế nào?

Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trước mổ cần được tắm và sát trùng toàn thân sẽ giảm nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nếu được lau rửa toàn thân bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo, thay drap (ga giường) thường xuyên sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm số ngày nằm phòng ICU.

Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da chết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.

Đế tránh biến chứng, người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút, nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.

Với người mắc COVID-19 theo tôi nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm nhanh trong 5 – 10 phút, lau khô người, sẽ thấy rất sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.

2. Xông hơi

Kinh nghiệm dân gian từ lâu vẫn chữa cảm mạo bằng biện pháp xông hơi. Điều đó bắt nguồn từ y học cổ truyền cho rằng cảm mạo là do ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài vào, nên cần làm cho ra mồ hôi để loại trừ tà khí ra bên ngoài. Cái này y học cổ truyền gọi là biện pháp phát hãn, giải biểu. Người bệnh sẽ uống các thuốc có nhiều tinh dầu , uống thuốc nóng ấm, xông, để cho ra mồ hôi.

Theo y học hiện đại, các biện pháp xông hơi có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, tinh dầu gây cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch , giúp người cảm cúm mau khỏi bệnh.

photo-1645677957756

Tuy nhiên cũng theo y học cổ truyền, khi cảm mạo để lâu ngày, tác nhân gây bệnh không còn ở bên ngoài nữa mà đã đi sâu vào phần máu, phần nội tạng, thì lúc này không được phát hãn giải biểu nữa, vì sẽ làm tiêu hao chính khí trong cơ thể, cơ thể sẽ suy yếu không chống đỡ được bệnh. Lúc này cần phải thanh nhiệt, bổ khí, bổ huyết…

Như vậy chúng ta thấy ngay y học cổ truyền cũng không dùng xông hơi tràn lan khi bị cảm cúm, huống chi chúng ta đã biết khi mắc COVID-19 là virus SARS-CoV-2 đã chui vào trong tế bào niêm mạc hô hấp rồi lan đi khắp cơ thể, đâu còn ở trên bề mặt mũi họng nữa. Vậy thì có xông thế hay xông nữa thì cũng không được diệt được virus.

Xông hơi quá nhiều lần gây mất mồ hôi, mất các chất muối trong cơ thể, làm rối loạn chuyển hóa, cơ thể càng yếu hơn. Xông hơi nhiều lần, súc họng nước muối nhiều lần làm tổn thương niêm mạc hô hấp, dễ gây bội nhiễm thêm các bệnh hô hấp khác.

Vì vậy, khi mắc COVID-19 có thể xông mũi họng hoặc xông hơi toàn thân, ngày 1 lần, giúp cho hệ hô hấp thông thoáng, tinh thần thư giãn, mau lành bệnh. Nhưng nhắc lại: Biện pháp này không diệt virus, vì vậy không nên điên cuồng xông hơi, súc họng ngày nhiều lần để diệt virus. Không ích gì đâu, mà lại càng có hại. Không xông quá nóng hoặc xông quá lâu gây tổn thương niêm mạc hô hấp, gây hại nhiều hơn. Mỗi lần xông nên chỉ từ 10 – 15 phút là đủ.

- Công thức nồi lá xông gồm: Các cây lá tự nhiên có tinh dầu như vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, hương nhu, tía tô, sả, gừng tươi… Một số vùng linh hoạt dùng cả các lá khác có tinh dầu như cúc tần, bạch đàn, tràm…

- Xông hơi ngày 1 lần, còn tắm thì ít hơn, 2 ngày 1 lần. Nước xông hơi xong pha làm nước tắm. Không xông hơi hoặc tắm nhiều lần trong ngày vì cũng chẳng làm khỏe hơn mà còn gây hại.

- Người suy nhược nặng, người huyết áp thấp, đang mắc các bệnh tim gan thận nặng không nên tắm mà dùng biện pháp tắm khô như: Lau người nhanh rồi thay quần áo.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.