Có hay không 3 cú rung chấn khiến người Huế xôn xao?

Sáng 5/3 vừa qua, nhiều dãy nhà tại khu tập thể (KTT) Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bất ngờ bị rung chuyển đến 3 lần chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Hiện tượng lạ này khiến người dân đoán già đoán non: “Ở Huế đã lần đầu tiên xuất hiện động đất?”.

Sáng 5/3 vừa qua, nhiều dãy nhà tại khu tập thể (KTT) Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bất ngờ bị rung chuyển đến 3 lần chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Hiện tượng lạ này khiến người dân đoán già đoán non: “Ở Huế đã lần đầu tiên xuất hiện động đất?”.

3 cú rung chấn cạnh Đàn Xã Tắc?

Ngày 6/3 - một ngày sau trận rung đất nêu trên, chúng tôi đã tìm đến hiện trường để tìm hiểu sự việc và người dân nơi đây vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng, ngỡ ngàng.

Em Lê Hồng Sơn (16 tuổi, ở dãy nhà 28, KTT Xã Tắc) kể lại: Khoảng 8h30 hôm đó, Sơn đang học bài ở nhà thì bất chợt thấy sách vở, bút mực trên bàn học rung nhẹ. Đưa mắt ngó quanh, Sơn thấy chiếc bàn thờ trên tường cũng đang “rùng mình”. Tiếp đó, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì Sơn nghe tiếng la ó râm ran trước sân nên vội chạy ra thì biết rằng nhiều nhà khác cũng bị rung chuyển.

Em Lê Hồng Sơn kể lại sự việc rung đất mà mình tận mắt chứng kiến.
Em Lê Hồng Sơn kể lại sự việc rung đất mà mình tận mắt chứng kiến.

“Đợt rung chuyển đầu tiên kéo dài chừng 7 phút, sau đó nhà em tiếp tục bị rung thêm hai lần nữa với cường độ nhẹ hơn và thời gian ngắn hơn” - Sơn hồi tưởng.

Cùng tâm trạng, chị Vũ Thị Nở (54 tuổi, ở phòng 3, dãy 27 KTT Xã Tắc) tiếp chuyện chúng tôi với vẻ mặt lo lắng. Theo chị Nở, thời điểm xảy ra hiện tượng rung đất, chị đang bế cháu xem vô tuyến.

“Thấy cái ti vi rung rung, tôi cứ nghĩ mình hoa mắt nên định chạy đi rửa mặt cho tỉnh táo. Ai dè không chỉ ti vi mà tất cả các vật dụng đều rung chuyển, thậm chí mặt đất cũng rung rung như động đất vậy nên tôi vội bế cháu ra sân để tránh điều dữ chẳng may ập đến” - giọng chị Nở thấp thỏm.

Cũng theo chị Nở, trận rung chuyển còn khiến mái tôn nhà chị phát ra âm thanh kẽo kẹt như bị gió lớn thổi vào, mặc dù thời điểm đó bầu trời hoàn toàn tĩnh lặng.

Một nhân chứng khác là chị Trần Thị Dung (ở dãy nhà 29, KTT Xã Tắc) xác nhận: “Tôi đang nằm ngủ mơ màng thì chiếc giường nệm rùng rùng như thể máy mát-xa chuyên dụng. Cơn rung chuyển kéo dài khoảng 5 phút thì hết, sáng hôm đó xảy ra rung đất đến ba lần như vậy”.

Cơn rung đất kì lạ đã khiến hàng chục hộ dân hốt hoảng di chuyển đồ đạc ra khỏi nhà, tìm nơi thoáng đãng để trú ẩn. “Tui nhớ có lần xem ti vi thấy ngoài Hà Nội bị rung nhà, người ta ồ ạt chạy ra đường nên cũng làm theo” - cụ bà Lê Thị Đương (62 tuổi) thuật lại với vẻ mặt thất thần.

Cụ Đương cho biết thêm, từ ngày về sinh sống tại KTT Xã Tắc hồi năm 1980 đến nay, cụ chưa từng chứng kiến hiện tượng rung đất như vậy. Còn KTT này có tên là Xã Tắc là vì nó vốn được cải tạo lại từ khu nhà binh dưới chế độ cũ, lại nằm ngay cạnh Đàn Xã Tắc, nơi các vua triều Nguyễn tiến hành nghi lễ tế trời đất hàng năm.

Cũng chính vì vậy nên “sự kiện” rung đất đã khiến những người già cả như cụ Đương rất lo lắng, đặc biệt là khi hiện tượng rung đất diễn ra chỉ vài ngày trước khi lễ tế Đàn Xã Tắc năm nay diễn ra (Lễ tế Đàn Xã Tắc diễn ra vào tối nay - 9/3).

Chị Vũ Thị Nở: “Chiếc ti vi và bàn thờ nhà tôi đã rung chuyển đến ba lần trong một buổi sáng”.
Chị Vũ Thị Nở: “Chiếc ti vi và bàn thờ nhà tôi đã rung chuyển đến ba lần trong một buổi sáng”.

Có phải là hiện tượng động đất?

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngay sau khi nhận được tin báo xuất hiện hiện tượng rung đất ở KTT Xã Tắc, chính quyền địa phương đã cử cán bộ, công an xuống hiện trường để kiểm tra, ổn định tình hình trật tự.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Minh - Phó Chủ tịch UBND phường Thuận Hòa cho biết, đến nay vẫn chưa thể xác minh tính xác thực của thông tin xảy ra rung đất bởi khi về kiểm tra hiện trường, cơ quan chức năng không phát hiện bất kì bằng chứng về hiện tượng rung đất như lời người dân trình báo.

Lí giải về mặt khoa học, TS.Trần Hữu Tuyên - Trưởng khoa Địa lí - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế nói: “Nếu thực sự có hiện tượng rung đất xảy ra, có thể do cấu trúc địa chất nền đất ở đó không ổn định, nhạy cảm với những biến động trong lòng đất gây nên rung chuyển”.

Đồng quan điểm, PGS-TS.Trần Ngọc Nam - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, hiện tượng rung đất nhẹ (nếu có) ở KTT Xã Tắc có thể do nguyên nhân nhân tạo (như những hoạt động khoan đục lòng đất, máy móc đầm nền xây dựng công trình lớn tác động gây rung) hoặc nguyên nhân tự nhiên (do những chuyển đổi, vận động trong lòng đất dẫn đến chấn động).

Tuy nhiên, ông Nam phủ nhận ý kiến cho rằng động đất xảy ra ở KTT Xã Tắc bởi nếu là động đất thì phạm vi ảnh hưởng sẽ rộng lớn chứ không chỉ vài dãy nhà như mô tả của người dân. “Thừa Thiên Huế không nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của động đất. Từ trước đến nay cũng chưa từng thấy xuất hiện động đất nên theo tôi hiện tượng rung đất nếu có thực ở khu vực KTT Xã Tắc chỉ là tác động của chuyển động địa chất ngầm nào đó chứ hoàn toàn không phải động đất” - ông Nam nói.

Mặc dù những lý giải khoa học đã chứng minh xác suất xảy ra động đất ở Thừa Thiên - Huế là rất thấp nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra một kết luận cuối cùng nào xung quanh chuyện nhà cửa rung chuyển ở khu vực KTT Xã Tắc. Thế nên, “sự kiện” này vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và ai ai cũng muốn mọi việc sớm được làm sáng tỏ.

“Chúng tôi mong muốn cơ quan hữu quan sớm vào cuộc tìm rõ sự việc để người dân yên tâm sinh sống, làm việc chứ ngày nào cũng thấp thỏm lo lắng đất lún, rung nhà như thể động đất các nơi thì sợ lắm” - cụ bà Lê Thị Đương gửi gắm nguyện vọng.  

Mai Long

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.