Cô giáo 15 năm hết lòng vì học sinh miền núi

Cô giáo Lê Na đã có 15 năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Cô giáo Lê Na đã có 15 năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cô Lê Na sinh năm 1982, là giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Trong 17 năm dạy học, cô có 15 năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Không thể kể hết những gian nan, nhưng trên tất cả là niềm say mê và tình thương với học trò, cô đã đến và ở lại.

Gian nan dạy chữ

Năm 2005, cô Lê Na tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Vinh và lên nhận công tác tại huyện Kỳ Sơn. Cô chia sẻ: Người dân Kỳ Sơn rất nghèo, cộng thêm thiên tai quanh năm nên gia đình các em học sinh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các em phải đi bộ đến trường từ 5 đến 10km, nhiều em phải nghỉ học để phụ giúp việc nhà cho bố mẹ…

Nghề giáo viên là một nghề vất vả trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là giáo viên công tác ở vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số lại nhiều khó khăn bội phần, khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, vì đường sá cách trở do địa hình đồi núi, vì kinh tế và nhận thức người dân còn nhiều hạn chế...

Nhưng được đứng trên bục giảng là ước mơ từ thuở nhỏ của cô. Cô tâm sự, thấu hiểu được sự thiếu thốn và thiệt thòi của học sinh nơi đây, cô càng cảm thấy trách nhiệm của người giáo viên miền núi cao cả, có ý nghĩa lớn lao hơn và không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Để đưa được học sinh đến trường, để các em có niềm say mê học tập, cô và các giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng em. Từ tình thầy trò gần gũi, sẻ chia, học sinh mới thêm gắn bó và thích đến lớp.

Đặc biệt, trong 2 năm dịch COVID-19 vừa qua, cả huyện phải nghỉ học để phòng chống dịch. Nhà trường thiếu thốn về cơ sở vật chất nên không có thiết bị hỗ trợ dạy và học online, cô và các giáo viên trong trường phải mang sách và bài tập đến tận nhà cho học sinh, hướng dẫn và động viên các em phải cố gắng học tập.

Chưa kể thiên tai hoành hành, vừa qua, huyện Kỳ Sơn đã phải trải qua một trận lũ lụt kinh hoàng, cướp đi hàng trăm ngôi nhà của giáo viên và của học sinh, trang thiết bị học tập của trường bị hư hỏng nặng do nước lũ ngập và cuốn trôi…

Thế nhưng, càng gian khó, mảnh đất này càng có sức níu cô ở lại, vì ánh mắt của những cô cậu học trò thân yêu. Cô mong các em ngày mai có một cuộc sống tốt đẹp hơn, làm chủ cuộc sống của mình và góp phần xây dựng quê hương. Cô luôn gợi lên trong học trò mình niềm đam mê học tập và những khát vọng để vươn tới bằng sự nỗ lực và kiên nhẫn mỗi ngày…

Mong những mùa trái ngọt

“Bản thân tôi không ngừng học tập và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với những đổi mới trong dạy học cũng như kiểm tra đánh giá theo chủ trương của ngành Giáo dục, khắc phục mọi khó khăn với một mục tiêu là từng bước nâng cao chất lượng học sinh miền núi và không để học sinh phải bỏ lại phía sau trên con đường chiếm lĩnh tri thức”, cô Na cho biết.

Cô cũng luôn nỗ lực trong đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học... “Giáo viên không chỉ là người dạy kiến thức một môn học, mà còn qua hoạt động giáo dục, nhằm trang bị kỹ năng, giá trị sống cho học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong các hoạt động. Ngược lại, giáo viên cũng sẽ được tiếp thêm “lửa nghề”, hạnh phúc với từng thành quả mà các em chạm tới”, cô Lê Na chia sẻ.

Nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, năm học 2020 cô Lê Na vinh dự đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bậc THCS. “Với những thành tích đã đạt được, tôi vô cùng tự hào và mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa, lan tỏa, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tinh thần vượt khó khăn để thành công trong công tác giáo dục đến các đồng nghiệp của mình”, cô cho biết.

Với cô Lê Na, hạnh phúc là khi thấy học sinh của mình thành đạt, bước tới vinh quang, có nhiều thành tựu. Cô mong muốn những thế hệ học sinh của cô sau này sẽ thành công và giúp Kỳ Sơn ngày càng giàu đẹp hơn. Với niềm say mê, tâm huyết với nghề nghiệp, tình yêu thương và sự đồng cảm với con người cũng như học sinh miền núi, trong quá trình công tác, cô đã đạt được khá nhiều thành tích, góp phần thành công vào công tác giáo dục của huyện nhà cũng như mục tiêu chung của ngành Giáo dục.

“Với những thành tích đã đạt được, tôi vô cùng tự hào và mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa, lan tỏa, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tinh thần vượt khó khăn để thành công trong công tác giáo dục đến các đồng nghiệp của mình”, cô bày tỏ.

Cô Lê Na là 1 trong số 68 giáo viên vinh dự được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long sẽ tổ chức trong dịp lễ 20/11 năm nay. Cô có 5 năm liền đạt Chiến sỹ thi đua từ năm 2010 đến 2021 và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm liên tục đạt bậc 3 cấp huyện, được đánh giá tốt, ứng dụng vào thực tế và được nhiều đồng nghiệp đón nhận. Cô đã đào tạo ra nhiều học sinh giỏi cấp huyện đạt giải cao và đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...