Cô gái chạy thận 7 năm vỡ oà đón con đầu lòng

(PLO) Ròng rã chạy thận chu kỳ hơn 7 năm, chưa khi nào chị Mơ nghĩ mình có thể làm mẹ nhưng kỳ tích đã đến với chị.

Chị Nguyễn Thị Mơ (30 tuổi, Đông Mỹ, TP Thái Bình) bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu chu kỳ ròng rã hơn 7 năm nay tại BV đa khoa tỉnh.

Tháng 12 năm ngoái, chị bất ngờ phát hiện có thai, đến BV Bạch Mai khám, khi đó thai đã lớn 18 tuần.

Do thường xuyên chạy thận, kinh nguyệt rối loạn, hội chứng urê trong máu cao rất giống nghén nên khó phát hiện.

Với các bệnh nhân chạy thận chu kỳ, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên giữ thai do bệnh nhân phải uống nhiều thuốc, phải lọc máu thường xuyên làm kích hoạt nguy cơ sảy thai.

chạy thận, lọc máu, chạy thận nhân tạo
Chị Mơ vỡ oà hạnh phúc khi bế con gái trong vòng tay

Ngay cả trường hợp giữ được thai thì khi sinh cũng rất khó cầm máu do phải uống thuốc chống đông.

Tuy nhiên thai nhi của chị Mơ đã quá lớn, nếu huỷ thai sẽ gây nhiều nguy hiểm cho mẹ.

Trước mong mỏi của chị Mơ được giữ lại thai, các bác sĩ khoa Sản và khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai phải hội chẩn, cân nhắc kỹ lưỡng nhiều lần, quyết định cùng thai phụ theo dõi thai kỳ chờ ngày sinh nở.

TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo cho biết, chị Mơ được điều trị theo liệu trình đặc biệt. Tất cả các loại thuốc phải tính toán sao cho nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi thấp nhất, có thuốc cực kỳ hiếm phải nhờ "xách tay" từ nước ngoài.

Thay vì phải chạy thận 3 lần/tuần, chị Mơ được nâng số lần lên gấp đôi, phải dùng dung dịch kiềm hoá nồng độ thấp hơn bình thường để giảm độ PH trong máu, tránh sảy thai.

Chưa kể việc rút nước tiểu trong người phải đảm bảo chính xác đến từng ml để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mọi thay đổi của sản phụ được các bác sĩ theo dõi từng ngày, từ theo dõi huyết áp, tình trạng nước ối, sự phát triển của bánh rau, dây rốn, trọng lượng thai nhi...

Đến tuần thai thứ 33, các bác sĩ thống nhất mổ bắt con để tránh những nguy cơ rủi ro cho mẹ và con.

Ngày 4/4, bé gái chào đời nặng 2,2kg được đặt tên Bảo Châu và được chăm sóc đặc biệt tại khoa Nhi.

Một tuần sau, bé được ra viện trong niềm hạnh phúc vỡ oà của gia đình và các y bác sĩ.

BS Dũng cho biết, đây là một kỳ tích, bởi trên thế giới đến nay mới có 52 bệnh nhân chạy thận nhân tạo mang thai, song chỉ có 23 em bé ra đời, trong đó có 10 bé sống không có khuyết tật về thể chất và phát triển.

Trong khi đó riêng tại BV Bạch Mai, trong vòng 3 năm qua đã có 3 trường hợp suy thận giai đoạn cuối được sinh con an toàn.

Dù vậy, BS Dũng khuyên bệnh nhân suy thận khi quyết định sinh cần hết sức cân nhắc và được theo dõi, tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để có thể duy trì thai nghén an toàn cho cả mẹ con./.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.