Cô gái bị vệ sĩ cựu thủ tướng Malaysia cho nổ tung thi thể: Vụ án 12 năm uẩn khúc

Hiện trường nơi thi thể nạn nhân bị phi tang
Hiện trường nơi thi thể nạn nhân bị phi tang
(PLO) - Hai vệ sĩ bắt cóc Shaariibuu ở ngoại ô Kuala Lumpur, ép cô vào xe và đưa cô đến một khu rừng. Một trong hai vệ sĩ khống chế Shaariibuu, người còn lại bắn một phát đạn xuyên qua đầu cô và bắn thêm phát nữa khi thấy cánh tay cô vẫn cựa quậy. Họ cởi quần áo cô và cho nổ tung thi thể bằng chất nổ quân sự C4. 

Bố Shaariibuu sau này cho biết hiện trường vụ án giống như vùng chiến sự. Hai người đàn ông bị kết án tử hình vào năm 2009. Giờ đây, hơn một thập niên sau vụ án mạng, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad muốn điều tra tận gốc liệu có ai đó đã ra lệnh giết Shaariibuu và vì sao.

Phi tang thi thể bằng thuốc nổ

Cảnh sát Malaysia ngày 21/6 cho biết họ đang mở một cuộc điều tra mới về vụ sát hại người mẫu Mông Cổ Altantuya Shaariibuu, 28 tuổi, bởi hai vệ sĩ Azilah Hadri và Sirul Azhar Umar của cựu thủ tướng Najib Razak năm 2006. Najib giữ chức thủ tướng Malaysia từ năm 2009 cho đến khi thất bại trong cuộc bầu cử tháng trước. Ông đang vướng vào các cáo buộc tham nhũng liên quan đến một quỹ đầu tư. Cảnh sát đã khám nhà Najib và tịch thu được khoảng 30 triệu USD và 300 túi hàng hiệu.

Hai vệ sĩ bắt cóc Shaariibuu ở ngoại ô Kuala Lumpur, ép cô vào xe và đưa cô đến một khu rừng. Một trong hai vệ sĩ khống chế Shaariibuu, người còn lại bắn một phát đạn xuyên qua đầu cô và bắn thêm phát nữa khi thấy cánh tay cô vẫn cựa quậy. Họ cởi quần áo cô và cho nổ tung thi thể bằng chất nổ quân sự C4. Bố Shaariibuu sau này cho biết hiện trường vụ án giống như vùng chiến sự.

Hai người đàn ông bị kết án tử hình vào năm 2009. Giờ đây, hơn một thập niên sau vụ án mạng, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad muốn điều tra tận gốc liệu có ai đó đã ra lệnh giết Shaariibuu và vì sao.

Trong cuộc vận động tranh cử đã giúp Mahathir đánh bại Najib, liên minh đối lập của Mahathir dựng lên các tấm biển trên khắp Malaysia với dòng chữ như "Ai đã giết Altantuya?" và "công lý cho Altantuya".

"Những người quan tâm đến vụ này và người thân của nạn nhân chắc chắn sẽ muốn thấy một phiên tòa công bằng được thực hiện bởi chính phủ Malaysia. Họ biết nhiều thứ đã bị che đậy", Thủ tướng Mahathir nói. "Chúng tôi phải làm hết sức mình và cho thấy rằng chúng tôi nghiêm túc về điều này", ông nói.

Người mẫu Altantuya Shaariibuu
Người mẫu Altantuya Shaariibuu

Setev Shaariibuu, bố của người mẫu, mô tả con gái mình là người có ý chí mạnh mẽ. Thuở nhỏ, cô sống ở Nga trước khi trở về thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ. Cô từng kết hôn với một DJ nhưng nhanh chóng ly dị. Shaariibuu có hai đứa con và để chúng sống với ông bà ngoại.

Azilah Hadri đang chờ thi hành án trong khi Azhar Umar, người ban đầu nhận mình đã bắn chết Shaariibuu nhưng sau đó lại nói rằng y không bóp cò, đã trốn sang Australia. Chính quyền Australia đã giữ y trong ba năm nhưng không trục xuất về Malaysia.

Những lời khai bất nhất

Tuy nhiên, cảnh sát chưa tìm ra động cơ rõ ràng cho vụ giết người. Razak Baginda, bạn và cố vấn cho Najib, nói tại tòa rằng ông đã có quan hệ tình ái với người mẫu dù ông đã kết hôn. Razak gặp Shaariibuu tại một cuộc triển lãm kim cương ở Singapore và bắt đầu cuộc tình. Hai người cùng nhau đến Thượng Hải, Singapore và Paris. 

Razak nói rằng Shaariibuu đã vòi tiền và đeo bám khi ông muốn chia tay. Ông nhờ phụ tá của Najib là Musa Safri giúp đỡ và Safri đã cử hai vệ sĩ của Najib đến giúp. Tuy nhiên, Musa không được gọi đến làm chứng trong phiên tòa xử Razak hay hai vệ sĩ. Trong chiến dịch tranh cử năm nay, các ứng viên đối lập liên tục nhắc lại vấn đề này và đặt câu hỏi vì sao. Razak bị cáo buộc tiếp tay giết người nhưng được xử trắng án.

Giữa năm 2008, thám tử tư của Razak, Balasubramaniam Perumal (tên thường gọi là Pl Bala), người mà Razak từng thuê để trông chừng nữ người mẫu, đưa ra tuyên bố gây chấn động: Najib cũng từng là người tình của Shaariibuu.

Najib khi đó là phó thủ tướng Malaysia và không phải là nghi can trong vụ án. Luật sư của Bala cho biết ông rất buồn vì thông tin ông cung cấp cho cảnh sát không được đưa vào các phiên toà.

Khi con đường của Najib đến ghế thủ tướng bị đe dọa, các phụ tá nhanh chóng phản ứng với cáo buộc của Bala. Najib tổ chức một cuộc họp báo và bác tin ông quen biết Shaariibuu. Ông tiếp tục khẳng định trong một nhà thờ Hồi giáo rằng ông chưa bao giờ gặp cô.

Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak
Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak

Vợ của Najib, Rosmah Mansor, gọi điện nhờ một cộng sự kinh doanh là doanh nhân Deepak Jaikishan thuyết phục Bala rút lại cáo buộc. Jaikishan thừa nhận rằng ông đã đưa Bala đến gặp hai anh em ông Najib và luật sư của Najib. Bala bị cảnh báo rằng gia đình ông sẽ gặp nguy hiểm nếu không rút lại cáo buộc.

Bala sau đó ký một tuyên bố mới không đề cập đến Najib rồi gia đình ông đến sống tại Singapore và Ấn Độ. Jaikishan nói ông đã cung cấp một khoản trợ cấp cho gia đình nhưng gia đình Bala cho biết khoản tiền đó không đủ chi tiêu.

Tuy nhiên, vợ chồng Najib bác bỏ lời kể của Jaikishan. Tháng 4/2009, Najib trở thành thủ tướng Malaysia.

Cái chết của Shaariibuu đã đè nặng lên Bala. Năm 2013, ông ta trở về Malaysia và tuyên bố với các phóng viên tại sân bay rằng cáo buộc ban đầu của ông là đúng sự thật, Najib thật sự có liên quan đến Shaariibuu. Bala muốn lật đổ chính phủ để gia đình mình có thể quay về sống ở Malaysia.

Nhưng Bala không sống đến lúc nhìn thấy điều đó xảy ra. Ông chết vì đau tim vào tháng 3/2013, 5 năm trước khi Najib mất ghế thủ tướng.

Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak, 64 tuổi, ngày 9/5 thất bại trong cuộc tổng tuyển cử trước đối thủ Mahathir Mohamad, 92 tuổi. Cảnh sát tháng trước khám nhà của Najib, trong khuôn khổ cuộc điều tra quỹ đầu tư nhà nước 1MDB mà chính quyền Najib thành lập với mục đích phát triển kinh tế nhưng nhanh chóng rơi vào tình trạng nợ nần lên tới hơn 12 tỷ USD. Họ thu được 300 túi hàng hiệu và 72 bao tiền tại nhà cựu thủ tướng.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi mất chức, Najib bác bỏ cáo buộc ông có hành vi sai trái liên quan đến quỹ 1MDB và nói rằng ông không biết gì về việc tiền từ quỹ này xuất hiện trong tài khoản riêng của mình.

Najib cũng giải thích số hàng hiệu tại nhà mình là quà vợ và con gái được tặng, không liên quan đến 1MDB. "Đó là những món quà mà con gái tôi được tặng. Chúng được đề rõ quà do ai tặng, vào khi nào", ông cho rằng phần nhiều trong số đó là quà cưới.

Najib cho biết con rể của ông, Daniyar Nazarbayev, người là cháu của Tổng thống Kazakstan Nursultan Nazarbayev, cũng tặng nhiều túi xách cho vợ ông, Rosmah. "Mọi người có thể cảm thấy khó hiểu nhưng con rể tôi có mối mua túi Birkin riêng, nó mua 5,6 cái một lần", Najib giải thích. "Gia đình con rể tôi có điều kiện, chỗ hàng hiệu đó không có liên quan đến 1MDB vì chúng đến từ Kazakhstan".

Najib cũng cho biết 114 triệu ringgit (28 triệu USD) được tìm thấy tại nhà của ông ở Kuala Lumpur là quỹ đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất mà ông làm chủ tịch cho đến tháng trước.

Cựu thủ tướng Malaysia quyết tâm ở lại nước này để chiến đấu chống lại các cáo buộc, ngay cả khi phải đối mặt với nguy cơ bị giam giữ. "Tôi chưa bao giờ có kế hoạch rời nước. Bởi vì nếu tôi rời đi, người ta sẽ nghĩ tôi có tội", ông nói. "Tôi không thể là kẻ chạy trốn trong suốt quãng đời còn lại. Tôi muốn rửa sạch tên mình", ông nhấn mạnh.

Trong khi đó Tổng chưởng lý mới của Malaysia Tommy Thomas cho biết văn phòng của ông đang nghiên cứu khả năng truy tố dân sự và hình sự sau khi nhận được tài liệu điều tra về quỹ 1MDB từ Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC).

Một nguồn tin giấu tên thân cận với cuộc điều tra nói rằng Najib có thể bị buộc tội chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Malaysia. Nếu bị buộc tội, Najib có thể bị tuyên án 5 năm tù, phạt tiền và bị phạt đánh bằng roi. Tuy nhiên, luật pháp cũng cấm đánh đập những người trên 50 tuổi còn Najib đã 64 tuổi. Bất cứ phán quyết nào của tòa án cũng phụ thuộc vào hành vi phạm tội và số tiền bị chiếm đoạt.

Theo nguồn tin này, Najib còn phải đối mặt với tội rửa tiền, có thể phải chịu mức án cao nhất 15 năm tù và phạt tiền gấp 5 lần số tiền đã rửa. Tổng chưởng lý sẽ quyết định chấp nhận đề xuất buộc tội hay kêu gọi điều tra thêm. 

Đọc thêm

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

(PLVN) - Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư  ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Nam thanh niên bị khởi tố vì 'làm nhục' một phụ nữ

Đối tượng Huỳnh Tuấn Đạt tại Cơ quan Công an.
(PLVN) - Mua điện thoại cũ, thấy có nhiều hình ảnh nhạy cảm của một người nữ lưu trữ trên Google Drive, Đạt chuyển về máy, làm mờ ảnh và đăng lên trang facebook cá nhân. Đối tượng bị khởi tố về tội làm nhục người khác.

Nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản

Nhóm đối tượng: Văn Đ., Ngọc Đ., Vương, Giàu (thứ tự từ trái qua).
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đ. (SN 2009); Nguyễn Ngọc Đ. (SN 2008); Nguyễn Quốc Vương (SN 2000) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1990, cùng trú phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) về tội “Cướp tài sản”.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng không qua kết tội phù hợp với pháp luật Việt Nam. (Ảnh minh họa: TP)
(PLVN) - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và khả năng điều chỉnh nhằm nâng cao mức độ tuân thủ UNCAC của Việt Nam, do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức chiều 25/4.

Giả danh cán bộ thuế để lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Công an TP Huế cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới của những kẻ mạo danh ngành thuế.
(PLVN) - Ngày 25/4, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân, các chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cảnh giác trước hành vi các đối tượng giả danh cơ quan Thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.