'Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!'

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình yêu Tổ quốc là tự nguyện trong tim mỗi người và ai cũng có quyền thể hiện theo cách riêng của mình. Nhưng thiết nghĩ, dù thế nào thì việc thể hiện tình yêu Tổ quốc cũng cần xuất phát từ ý thức sao cho để tình yêu đó luôn sống mãi cùng dân tộc thay vì là một trào lưu nhất thời...

“Hãy chiến đấu dưới lá cờ thiêng Tổ quốc”

Đây là câu thơ cùng với lá cờ Tổ quốc được nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến vẽ in trên trang nhật báo Tiến lên. Bài thơ do chính ông sáng tác, kêu gọi Nhân dân Việt Nam đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc trong thời chống Pháp.

Đọc lại câu chuyện của người vẽ cờ kiên trung Nguyễn Hữu Tiến, mới thấy được lá cờ được tung bay như hôm nay đã thấm bao nhiêu máu đã đổ xuống cho nền độc lập. Lịch sử ghi rằng: “Tháng 7/1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng thông qua đề cương khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai mô tả lại một số lá Quốc kỳ của các nước. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã giao cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến vẽ mẫu một lá cờ cách mạng để dùng cho cuộc khởi nghĩa sắp tới. Từ khi nhận nhiệm vụ vẽ mẫu cờ khởi nghĩa, Nguyễn Hữu Tiến đinh ninh: cờ cách mạng phải biểu hiện được ý chí cách mạng. Cờ cách mạng là phải đi tiên phong, phải cuốn trong gió, phải mang hồn thiêng liêng sông núi, xốc tới, lôi cuốn mọi người đi (…). Cho đến một đêm, sức nghĩ trong ông bừng sáng, Nguyễn Hữu Tiến khai bút và ngọn cờ đỏ sao vàng hiện ra.

Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ, da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp Nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Vẽ xong mẫu lá cờ cách mạng, Nguyễn Hữu Tiến đã trình bày những suy nghĩ của mình cho các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, cùng các đồng chí khác trong chi bộ để mọi người góp ý. Nguyễn Hữu Tiến bày tỏ tại sao mình chọn nền cờ màu đỏ. Tại sao đặt ngôi sao vàng năm cánh ở giữa. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và những người có mặt cùng đồng tâm, đồng lòng với Nguyễn Hữu Tiến.

Và khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra, lá cờ đỏ sao vàng đã lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 11/1940 ở tỉnh Mỹ Tho, sau được dùng cho cả Mặt trận Việt Minh ở Bắc Kỳ. Cách mạng Tháng Tám thành công, vào ngày 5/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 5-SL ấn định Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng. Trong cuộc họp Quốc hội lần thứ nhất, thảo luận một lần nữa nổi lên. Một số đại biểu đã có ý kiến muốn thay đổi màu cờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết trả lời: “Lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu, lại từ Âu sang Á, tới đâu cũng được chào kính cẩn, bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào ra còn không ai có quyền gì mà đòi thay đổi nó”. Nhân dân cả nước cũng một lòng đồng tình quyết giữ lá cờ đỏ sao vàng lịch sử. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946 được thông qua, chính thức công nhận: “Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh”.

Qua câu chuyện người vẽ cờ cho đến hành trình của lá cờ từ ngày đầu cho đến lúc cùng chiến sĩ, Nhân dân đi qua hai cuộc chiến cho đến ngày thống nhất non sống 1975 khiến chúng ta thấu hiểu rằng: Lá cờ luôn là biểu tượng, là giá trị cao quý và mọi công dân không được phép làm tầm thường nó. Tôn trọng cờ thiêng Tổ quốc chính là tôn trọng đất nước mình.

Đừng làm mất đi tính thiêng, tính biểu tượng, tính độc bản của Quốc kỳ

Vậy, việc chúng ta sơn Quốc kỳ lên mái tôn, lên tường nhà, cửa cuốn… như một trào lưu đang nổi gần đây để “thể hiện tình yêu nước” như hiện tại liệu có làm “tầm thường” hay biến lá cờ Tổ quốc thành vật trang trí nhà cửa?

Với tôi, tình yêu nước luôn được tôn trọng, nhưng Quốc kỳ linh thiêng cần đặt đúng vị trí của nó như pháp luật đã quy định. Nó không phải là thứ trào lưu hay khoe mẽ tinh thần dân tộc, đơn giản lá cờ đã là biểu tượng của non sông đất nước con người Việt Nam. Đó là lá “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước” (lời Quốc ca - Văn Cao), theo dấu chân cha ông dựng nước và giữ nước.

Khi chúng ta sơn cờ lên những mái tôn trên nhà, lá cờ rất nhanh bay màu, bong tróc do khí hậu nóng ẩm đặc thù của Việt Nam. Sơn Quốc kỳ ở cánh cửa cuốn khi kéo cửa lên lá cờ sẽ biến mất, nhiều người còn sơn Quốc kỳ dưới biển quảng cáo cửa hàng... Đây là điều bị cấm mà nhiều người vô tư không biết. Sơn trên tấm tường lớn, đôi khi không đúng kích cỡ Quốc kỳ, rồi ai đó có ý xấu vẽ bậy, viết chữ lên tường… sẽ tạo nên hình ảnh phản cảm, làm xấu Quốc kỳ và thiếu tôn trọng.

Lá cờ luôn được đặt ở ngực trái trên áo vận động viên. Khi Quốc ca vang lên, họ hát vang Quốc ca, tay đặt lên trái tim nơi có lá cờ Tổ quốc. Đó là một không gian xúc động, trang trọng, chứ không phải vẽ vời trên những không gian thiếu trang trọng, hoặc mặc trang phục thiếu nghiêm túc chào cờ trên mái nhà, cánh cửa...

Tôi tin rằng, không ít người cũng nghĩ như tôi. Anh Nguyễn Thanh Huy ở Nha Trang đã bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội: “Hiện tượng vẽ cờ đỏ sao vàng trên nóc nhà, tường thành, ban đầu có thể là trò đùa vui từ hình ảnh photoshop. Ngờ đâu nó bắt đầu nhân rộng, lan xa, nó như một thứ “trend” thời thượng. Những người làm theo hùa theo, họ cho rằng đó là việc làm yêu nước. Trước tình hình này, nhiều người đã lên tiếng phản đối, mổ xẻ trên nhiều phương diện từ pháp lý đến thẩm mỹ. Vậy mà nó vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Qua đây, một lần nữa, thấy rằng dường như tư duy độc lập, nhận thức đúng/sai, đánh giá đẹp/xấu trong xã hội chúng ta đang mờ nhạt. Đó là một vấn đề hệ trọng đáng báo động, cần được quan tâm điều chỉnh, thay đổi.

Còn nếu, giả dụ rằng đó là một thái độ yêu nước thì rõ ràng, yêu nước như vậy chỉ là cái vỏ hình thức, bề nổi màu mè, trào lưu trang trí để thể hiện mình mà thôi. Tình yêu nước đích thực không xốc nổi và phô trương như vậy. Để đánh giá được lòng yêu nước của mỗi cá nhân, đòi hỏi phải có hoàn cảnh, điều kiện, như cha ông ta đã đúc kết: “Nước mất mới biết tôi trung, gia bần mới biết con hiếu thảo”.

Vậy nên, xin hãy dừng nhân danh lòng yêu nước theo cách ấy, trước khi đánh mất sự tôn nghiêm, thiêng liêng của tinh thần cao quý này. Yêu nước và biểu đạt tình cảm của mình là quyền của mỗi cá nhân. Nhưng có lẽ tình yêu nước chỉ thực sự mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp, nhiều giá trị cống hiến. Trước hết, khi mỗi cá nhân cố gắng làm tròn bổn phận của công dân, hoàn thành tốt công việc mình đang thực hiện và có trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống”.

Còn theo anh Nhật Phong (ở Hà Nội) thì: “Tình yêu Tổ quốc cao cả nên để trong tim, trong óc, trong mỗi lời nói, việc làm, dù nhỏ hay lớn “Ôi Tổ quốc nếu cần, ta chết/Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...” (Chế Lan Viên). Tình yêu nước, ý thức chính trị, ý thức công dân.. , nếu thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật không nên làm một cách ồ ạt, sao chép làm mất đi tính thiêng, tính biểu tượng, tính độc bản của Quốc kỳ”.

Cờ Tổ quốc phải được treo trang trọng

Đó là quan điểm của những cá nhân trong xã hội, còn ở góc độ pháp luật, treo Quốc kỳ trong những sự kiện trọng đại thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc của mỗi người dân, đồng thời cũng thể hiện sự tri ân đối với những người đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ trước đến nay, Nhà nước luôn chú trọng vấn đề này thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc sử dụng Quốc kỳ sao cho đúng cũng như những chế định nghiêm khắc đối với hành vi xúc phạm Quốc kỳ.

Ngay sau thời khắc lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 2/9/1945, ngày 5/9/1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký Sắc lệnh số 5 ấn định Quốc kỳ Việt Nam, trong đó có đầy đủ nội dung về kích cỡ, màu sắc chuẩn của Quốc kỳ. Hiện nay, quy định về việc treo Quốc kỳ đã được nêu trong một số văn bản như: Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 2/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều 351 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2013/NĐ-CP) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định: “Treo cờ Tổ quốc không trang trọng bị phạt 5 triệu đồng”…

Có thể nói, việc treo Quốc kỳ là thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc của mỗi người dân. Nhưng hành động đó cũng cần tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật để không làm giảm tính trang nghiêm, ý nghĩa thiêng liêng của Quốc kỳ. Và ở một góc độ khác, tình yêu nước đôi khi chỉ đơn giản là mỗi cá nhân hãy sống và tuân thủ đúng pháp luật, không làm việc phi pháp, không làm điều xấu trái đạo đức xã hội... Như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết: “Họ đã sống và chết/Giản dị và bình tâm/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra đất nước” (Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm). Tình yêu Tổ quốc đôi khi chỉ giản đơn nhưng không kém phần sâu sắc như vậy...

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.