Cơ chế giám sát của người dân "mở", chất lượng công trình tăng?

"Chúng ta thiếu cơ chế để xã hội và người dân tham gia kiểm soát, phát hiện kịp thời để xử lý, chúng ta cũng chưa có những chế tài mạnh để xử lý quyết liệt, có tính chất răn đe đối với những sai phạm gây ra trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản… khiến cho những sai phạm trong ngành xây dựng vẫn tồn tại", người đứng đầu ngành xây dựng nhận định.

Trong phiên chất vấn của Quốc hội chiều hôm qua và sáng nay (13/11), Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng có nhiều nguyên nhân của tình trạng lãng phí, thất thoát, kém chất lượng trong đầu tư xây dựng, trong đó có nguyên nhân do thể chế. Một thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được hoàn thiện. 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
Đại biểu chất vấn gay gắt, thẳng thắn
Bức xúc của các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng tập trung ở vấn đề chất lượng công trình xây dựng, và thị trường bất động sản.
Đại biểu Lê Thị Nga - Thái Nguyên – nói: “Thất thoát rút ruột công trình xây dựng ở những mức độ khác nhau đang xảy ra khá phổ biến và đây là một trong những lĩnh vực được đánh giá là có nguy cơ tham nhũng rất cao. Một tòa nhà cao ốc bị rút ruột tới mức sụp đổ đã gây hậu quả nặng nhưng cũng còn có giới hạn, nhưng nếu các công trình thủy điện, điện hạt nhân bị rút ruột, chất lượng xây dựng không đảm bảo tuyệt đối an toàn thì có ngu y cơ gây thảm họa cho cả một vùng và cả một quốc gia. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ xây dựng trong việc để xảy ra tình trạng trên, Bộ trưởng sẽ làm gì để khắc phục tình trạng công trình xây dựng kém chất lượng, tham nhũng thất thoát trong đầu tư xây dựng công trình”.
Về kinh doanh bất động sản, đại biểu Nga nhận định: Quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản ở Việt Nam thời gian vừa qua kém hiệu quả, xảy ra tình trạng nhà nhà đầu tư bất động sản, người người đầu tư bất động sản. Hệ lụy của tình trạng lộn xộn này đã đẩy giá bất động sản lên cao ngất ngưởng, tham nhũng khiếu kiện có nguyên nhân không nhỏ từ việc thu hồi đất để phát triển các dự án kinh doanh bất động sản.
"Trong khi người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, nhà nước thiệt thòi thì nhà đầu tư đã thu lợi rất lớn đến mức có người từng tiết lộ "nhà nước quản lý kém quá nên tôi làm giàu nhanh quá". Đến nay nợ xấu và tồn kho bất động sản đang là vấn đề lớn của nền kinh tế. Xin bộ trưởng cho biết trách nhiệm của mình?", bà Nga chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm - Tây Ninh- cũng thẳng thắn không kém. Ông nói: “Cơn bão Sơn Tinh  quét đi nhiều công trình, dự án xây dựng kém chất lượng và hiệu quả. Bão đi để lại không chỉ nỗi đau mất mát của người dân mà còn là câu hỏi lớn về chất lượng các công trình dân sinh, thậm chí có cả công trình phòng, chống lụt bão đã bị quét sạch.
Tiền của nhà nước đã bị lãng phí như thế nào trong các công trình này, có tiêu cực, tham nhũng hay không?, trách nhiệm ở đâu, của ai?. Có cử tri cho rằng bão là nỗi lo sợ của người dân nhưng lại là niềm mong chờ của những đối tượng tham nhũng tiêu cực nhằm nhanh chóng xóa đi những dấu vết sai phạm. Tôi xin lấy vụ việc Tháp truyền hình bị đổ ở trong bão Sơn Tinh để đặt câu hỏi với Bộ trưởng”.
Nguyễn Anh Sơn - Nam Định, đại biểu Châu Thị Thu Nga - TP Hà Nội - chất vấn bộ trưởng về “những kịch bản” để ngăn chặn sự đổ vỡ của thị trường bất động sản. Và nếu điều không mong muốn này xảy ra thì Bộ trưởng có phương án đối phó như thế nào.
Thiếu cơ chế để xã hội và người dân tham gia kiểm soát
“Về chất lượng xây dựng như tôi báo cáo lúc đầu, hiện nay cả nước đang có 54.000 công trình đang đầu tư. Có thể nói là cơ bản chúng ta đã kiểm soát được chất lượng công trình. Những công trình xây dựng sau này ngày càng có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn có những công trình mà chất lượng không đảm bảo, thậm chí có sự cố công trình gây thiệt hại về tiền và gây thiệt hại cả về tính mạng của người dân.
Hiện nay, sự cố công trình chủ yếu xảy ra đối với những công trình từ cấp 3 trở xuống mà chủ yếu là những công trình dân tự xây. Còn đối với những công trình bằng vốn ngân sách hoặc bằng vốn nhà nước hoặc những công trình trọng điểm quốc gia thì ít có sự cố công trình. Có những sự cố như cầu Cần Thơ, tháp truyền hình Nam Định, hiện tượng rò rỉ thấm của đập Sông Tranh…, nhưng nó không phải là tỷ lệ lớn”, Bộ trưởng nhận định. 
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm: Nếu không có cơn bão đi qua
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm: "Bão đi để lại không chỉ nỗi đau mất mát của người dân mà còn là câu hỏi lớn về chất lượng các công trình dân sinh".
Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng có nhiều nguyên nhân của tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng. Trong đó có nguyên nhân do thể chế. Một thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được hoàn thiện. 
Người đứng đầu ngành xây dựng cũng nhận định: "Chúng ta thiếu cơ chế để xã hội và người dân tham gia kiểm soát, phát hiện kịp thời để xử lý, chúng ta cũng chưa có những chế tài mạnh để xử lý quyết liệt, có tính chất răn đe đối với những sai phạm gây ra trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản… khiến cho những sai phạm trong ngành xây dựng vẫn tồn tại". 
Về giải pháp, cùng với biện pháp tăng cường kiểm soát các chủ đầu tư, tăng cường kiểm soát năng lực của các nhà thầu từ tư vấn, khảo sát cho đến thiết kế kỹ thuật, cho đến nhà thầu giám sát chất lượng công trình để loại ra khỏi danh sách những nhà thầu kém năng lực và thi công kém chất lượng hoặc thực hiện công trình kém chất lượng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, những chủ thể tham gia trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng. Đặc biệt, cần nâng cao phẩm chất, trách nhiệm để chống thất thoát, lãng phí những công trình xây dựng.
Nhấn mạnh về giải pháp chống thất thoát, nâng cao chất lượng công trình, Bộ trưởng Bộ xây dựng để nghị cần phải có một cơ chế, mở rộng cơ chế để cộng đồng, để xã hội, để người dân tham gia vào giám sát và phát hiện. 
Trả lời riêng về tháp truyền hình Nam Định trong phần chất vấn của đại biểu Nguyễn Thành Tâm - Tây Ninh, Bộ trưởng nói thiệt hại sơ bộ tính toán khoảng 50 tỷ đồng, hiện nay chưa xác định rõ nguyên nhân. Nguyên nhân dự tính có thể là do thiết kế tháp sai, có thể lắp ráp chưa đúng với quy định, tháp đặt quá nhiều tải trọng. Bộ trưởng cho biết sẽ có giải pháp khắc phục, xử lý khi đã rõ nguyên nhân.
Tăng cường nhà ở cho người nghèo
Về giải pháp đối với nguy cơ của thị trường bất động sản Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết đã và đang tập trung là phải rà soát toàn bộ những dự án bất động sản để phân loại. Những dự án nào chưa giải phóng mặt bằng thì phải dừng lại, còn những dự án nào đ ã giải phóng mặt bằng nhưng chưa đầu tư hạ tầng thì tạm thời giãn tiến độ. Những dự án nào đang đầu tư hạ tầng thì phải tiếp tục cơ cấu lại dự án.
Giải pháp ngắn hạn cho thị trường bất động sản được Bộ trưởng cho biết là phải cơ cấu lại dự án, thay vì làm những dự án cho nhà ở cao cấp, cho người giàu nhiều quá thì bây giờ ta phải làm cho người nghèo, tức là tập trung vào nhóm nhà ở xã hội được nhà nước hỗ trợ, nhà nước hỗ trợ là không thu được tiền sử dụng đất, đây chính là gói gián tiếp kích cầu để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện và cũng chính là gói hỗ trợ cho người nghèo được mua nhà, cần khuyến khích các doanh nghiệp tập trung cơ cấu các sản phẩm bất động sản.
Mặt khác đề nghị với ngân hàng tiếp tục cho vay với những người mua nhà, đặc biệt những người mua nhà sử dụng lần đầu, những người mua nhà ở xã hội, đề nghị Quốc hội cho phép miễn giảm thuế VAT đối với những người mua nhà ở lần đầu. Đây là một số giải pháp trước mắt cần phải quyết liệt giải quyết.
Nhật Thanh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.