Cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi: Ngân hàng chưa hết lo!

Về bản chất khoản nợ được cơ cấu lại là nợ dưới chuẩn và phải trích lập DPRR theo lộ trình 3 năm. (Ảnh minh họa)
Về bản chất khoản nợ được cơ cấu lại là nợ dưới chuẩn và phải trích lập DPRR theo lộ trình 3 năm. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù Thông tư 03/2021/TT-NHNN đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc cả về phía ngân hàng và khách hàng song về bản chất khoản nợ được cơ cấu là nợ dưới chuẩn và phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) theo lộ trình là 3 năm. Do vậy, khi cho vay mới, nếu xảy ra rủi ro thì trách nhiệm của ngân hàng như thế nào?

Muộn nhưng đáp ứng được kỳ vọng …

Sau rất nhiều mong chờ, ngày 2/4/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư  03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03) sửa đổi Thông tư 1/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19.

Theo TS.Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), việc NHNN ban hành Thông tư 03 tuy muộn song đáp ứng được kỳ vọng của các tổ chức tín dụng (TCTD), giải quyết được các khó khăn, vướng mắc cũng như tháo gỡ sự lúng túng cho các TCTD trong các hoạt động như: Cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi phù hợp…

Cụ thể, đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Thông tư quy định, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ (bao gồm có các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 55/2015/NĐ-CP (Nghị định 55) ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 116/2018/NĐ-CP (Nghị định 116) sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021. 

Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau: Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021. Đồng thời, được ngân hàng đánh giá không có khả năng trả nợ đúng hạn do thu nhập, doanh thu bị giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ), Thông tư 03 c quy định, phải phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 31/12/2021. Thông tư cũng quy định cụ thể về: Miễn, giảm lãi, phí; trích lập DPRR, xử lý đối với các hợp đồng được ký trước khi Thông tư 03 có hiệu lực…

Đảm bảo tính pháp lý đối với khoản vay mới…

Bình luận thêm về việc ấn định thời điểm kết thúc tái cơ cấu, miễn giảm lãi được kéo dài đến ngày 31/12/2021 và quy định về trích lập dự phòng với lộ trình 3 năm, Tổng Thư ký VNBA, TS Nguyễn Quốc Hùng cho rằng đó là thời điểm phù hợp, đảm bảo được hài hòa giữa thực tế và hoạt động của các TCTD, của khách hàng.

Với thời hạn trích lập DPRR là 3 năm theo mức 30%, 60%, 100% đối với khoản nợ được cơ cấu, theo ông là phù hợp, sẽ giảm bớt được áp lực cho các TCTD khi hỗ trợ cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, điều mà không ít TCTD băn khoăn hiện nay là trách nhiệm của  TCTD như thế nào sau khi cơ cấu lại nợ và cho vay mới, khách hàng rủi ro không trả nợ được?

Theo TS Nguyễn Quốc Hùng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm trong việc hỗ trợ người dân và DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể: NHNN đã ban hành Thông tư 01, Thông tư 03 để hướng dẫn các TCTD thực hiện. “Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm của NHNN, cũng như các TCTD trong việc chia sẻ với cộng đồng DN trong giai đoạn khó khăn chống dịch Covid-19…” - Tổng Thư ký VNBA khẳng định.

Theo ông, về bản chất ngân hàng cũng là DN và chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng đến nay, ngân hàng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ gì từ Chính phủ, kể cả việc cấp vốn điều lệ với ngân hàng thương mại nhà nước. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thực hiện tiết giảm chi phí, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho vay mới, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho vay mới… cho khách hàng và phải loại dự thu đối với khoản nợ đã cơ cấu cho khách hàng.

“Việc cơ cấu nợ theo Thông tư 01 và Thông tư 03 sẽ không chuyển nhóm nợ tương ứng đối với khách hàng và được xem xét cho vay mới nếu dự án có tính khả thi và đáp ứng được điều kiện của các TCTD. Song về bản chất khoản nợ đó là nợ dưới chuẩn và phải trích lập DPRR theo lộ trình là 3 năm. Do vậy, khi cho vay mới, nếu xảy ra rủi ro thì sẽ quy trách nhiệm về thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ như thế nào?...” - ông Hùng băn khoăn.

Hơn nữa, trong trường hợp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các TCTD sẽ không có nguồn lực để tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn. 

“Áp lực của ngân hàng là rất lớn!” - ông Hùng khẳng định và cho rằng, để giải quyết dứt điểm các khó khăn cho các TCTD, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Chính phủ cũng phải có một Nghị định tương tự Nghị định 55 và Nghị định 116 sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, về khoanh nợ, với thời hạn khoanh nợ tối đa là 2 năm. 

“Nếu được như vậy sẽ giảm bớt khó khăn cho các TCTD và đảm bảo tính pháp lý khi cho vay mới đối với những khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…” - Tổng Thư ký VNBA khẳng định…

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…