"Có cách "vực" nền kinh tế nhưng Chính phủ khó quyết định"

Trước những khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch - đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, có cách để vực dậy nền kinh tế, nhưng Chính phủ sẽ phải rất khó khăn để quyết định.

Trước những khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch - đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, có cách để vực dậy nền kinh tế, nhưng Chính phủ sẽ phải rất khó khăn để quyết định.

Phải nghĩ đến chính sách tài khóa

- Kỳ họp Quốc hội trước, ông có phân tích về "cục máu đông" của nền kinh tế là dòng vốn bị nghẽn mạch. Thời điểm này, lo ngại đó có còn không và theo ông, cần phải làm gì để vực dậy nền kinh tế?

- Nếu giờ này năm trước điểm nghẽn bắt đầu do nợ xấu tăng và chính sách tín dụng phục vụ cho mục tiêu  kiềm chế lạm phát đã hạn chế cho vay bất động sản làm cho tín dụng năm 2012 không dịch chuyển được thì hiện nay thì tình hình có chuyển biến khác đi một chút.

ông Trần Du Lịch
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch.

Nếu như từ cuối năm ngoái chúng ta đòi hỏi  giảm lãi suất cho doanh nghiệp thì giờ này công cụ lãi suất không còn tác động nhiều nữa. Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp (DN) hoàn toàn có thể vay vốn ở mức lãi suất 8 – 9% nhưng họ không có nhu cầu vay. Hệ quả là DN đã yếu đi rất nhiều, khả năng hấp thụ không có.

Để xử lý tình hình hiện nay, nếu chúng ta chỉ trông chờ vào chính sách lãi suất về tiền tệ là không đủ. Nếu năm ngoái nói nhiều là chính sách tiền tệ, thì năm nay, muốn vực dậy nền kinh tế, ngăn chặn tình trạng DN tiếp tục thua lỗ, giải thể, phá sản thì phải nghĩ đến chính sách tài khóa.

Đây sẽ là một quyết định rất khó khăn. Ví dụ, chúng ta có dám chấp nhận tăng bội chi trong tình hình hiện nay không?. Ít ra số bội chi phải đủ ngân sách để các địa phương trả nợ các dự án xây dựng cơ bản đang nợ DN, con số này được biết lên tới trên 90.000 tỷ đồng. Nếu xử lý được vấn đề này thì sẽ gỡ được một phần dòng vốn, tạo ra sự lan tỏa cho nền kinh tế.

Một câu hỏi nữa đặt ra là chúng ta có dám mạnh dạn cung cấp vốn cho một số công trình xây dựng cơ bản đã thực hiện được 50 – 70% rồi nhưng thiếu vốn, dang dở, tiếp tục được thực hiện không?. Dĩ nhiên biện pháp khó khăn này phải kèm theo sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội trong việc sử dụng đồng tiền.

Tôi nói đây là sự lựa chọn khó khăn bởi hiện nay nợ công của chúng ta đã báo động, bội chi đã lớn nhưng áp dụng biện pháp này là biện pháp đặc biệt, ít ra là trong năm 2013, 2014 để chúng ta có thể xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng Chính phủ cần phải tập trung làm có hiệu quả hơn gói giải pháp mà  theo Nghị quyết 02 ban hành mà tới nay đã 5 tháng rồi, trong đó có nhiều biện pháp hỗ trợ, ví dụ như gói tín dụng 30.000 tỷ cho phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình.

Tôi không nói nhà ở xã hội, tôi nói nhà phổ thông, tức là nhà ở Hà Nội, TP HCM có mức giá dưới 1 tỷ đồng, ở các địa phương khác có mức 5 – 6 trăm triệu đồng. Nếu như những loại nhà ở này mà có sản phẩm thì chắc chắn có thị trường.

Chúng ta không trông chờ cứu thị trường bất động sản, không thể cứu nhanh được, nhưng gói hỗ trợ này có thể làm một phân khúc thị trường bất động sản ấm lên, giúp DN lượng sức lại để tính toán dài hơi hơn cho những năm sau. Đấy là những giải pháp tôi cho là trọng điểm của năm nay.

- Đối với chính sách tài khóa theo đề xuất của ông, cần tập trung vào những việc gì trước?

- Về chính sách tài khóa hiện nay, tôi cho rằng có 2 việc thôi. Thứ nhất, tôi ủng hộ việc sửa thuế thu nhập DN ở mức tạo cho DN niềm tin và động lực phấn đấu trong những năm tiếp theo. Đó là việc lớn, trung và dài hạn.  

Còn về ngắn hạn, tôi cho rằng sẽ là một quyết định khó khăn, tôi không biết Quốc hội, Chính phủ có quyết định nổi hay không. Đó là việc chấp nhận trong một hai năm tới này, phải dành một phần ngân sách để trả tiền nợ đọng xây dựng cơ bản. Ngoài ra, tôi cho rằng không còn phương thuốc khác nào tốt hơn để kích thích thị trường. Cũng không được quá sốt ruột mà đưa ra các giải pháp làm méo mó thị trường.  

Không được để Ngân hàng trung ương đi kinh doanh vàng

- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết trong Quốc hội còn nhiều ý kiến khác nhau đối với việc điều hành thị trường vàng. Ông cũng có một báo cáo riêng về vấn đề này gửi Quốc hội. Theo ông, quản lý thị trường vàng như thế nào mới giúp ích cho sự phát triển của nền kinh tế?

- Về quản lý thị trường vàng, chúng ta phải ghi nhận một số kết quả đã làm được. Thứ nhất là đã  thiết lập được trật tự kinh doanh vàng miếng bởi vàng miếng là vàng tiền tệ, quản lý nó như quản lý  ngoại hối.

Thứ hai, không để vàng miếng biến thành phương tiện thanh toán bởi nếu để thế thì sẽ không bao giờ quản lý thị trường tiền tệ được. Đối với thị trường vàng, chúng ta phải lưu ý một điều rằng, Nhà nước không khuyến khích đầu tư tích trữ vàng nhưng không cấm. Và tâm lý của người dân Việt Nam, tôi chắc chắn rằng, còn nhiều năm nữa vẫn ưa chuộng cất giữ tài sản bằng vàng.

Đấy là một thực tế không thể phủ nhận. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải thừa nhận thực tế tồn tại thị trường vàng. Như vậy, phải quản lý nó như quản lý ngoại hối.

Có thị trường vàng là đúng, nhưng cái chúng ta cần sửa hiện nay là việc Ngân hàng Trung ương là người kinh doanh vàng. Ngân hàng Trung ương không được đi kinh doanh vàng, cái mà anh cần thực hiện tốt là chức năng quản lý, điều tiết như Nghị định 24 đã nói; đồng thời, phải tính toán lại mạng lưới kinh doanh vàng hiện nay.

Chính phủ đưa ra tiêu chuẩn một người  kinh doanh vàng miếng phải vốn điều lệ hàng trăm tỷ đồng là không khả thi. Việc kinh doanh phân phối vàng miếng có nghề, có mạng lưới riêng, không thể dùng biện pháp hành chính để hạn chế được.

Chỉ cần khai thông thị trường, khai thông  hệ thống phân phối thì giá vàng trong nước sẽ sát với giá thế giới.

- Vậy có cần thương hiệu vàng quốc gia không, thưa ông?

- Tôi cho rằng không cần thiết phải có thương hiệu vàng quốc gia mà để cho thị trường lựa chọn. Nhà nước quản lý về chất lượng chứ không quản lý về thương hiệu.

- Xin cảm ơn ông!

Hồng Thúy (thực hiện)

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.