Gương sáng Pháp luật

Chuyện về tấm gương điển hình tiên tiến Tư pháp Hà Tĩnh 2015-2020

Ông Tuấn và bông hoa được bị cáo tặng sau một phiên tòa.
Ông Tuấn và bông hoa được bị cáo tặng sau một phiên tòa.
(PLVN) - Với ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh, quãng thời gian công tác tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh là thời gian ông khó có thể quên

Sáng tạo và có tâm trong công việc

Trước khi được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Tư pháp, ông Tuấn đã kinh qua các vị trí Phòng Văn bản, Phòng Tuyên truyền phổ biến pháp luật, Chánh Văn phòng Sở, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL).

Thấm thoát đã gần 20 năm công tác trong ngành Tư pháp Hà Tĩnh. Ông Tuấn cho hay, từ 2015 đến 2020, gánh vác trách nhiệm Giám đốc Trung tâm TGPL, mỗi năm tổ chức 150 - 180 chuyến về các phường, xã, vùng sâu, vùng xa hỗ trợ pháp luật miễn phí cho người dân. Các chuyến đi trợ giúp và tuyên truyền pháp luật giúp ông nắm bắt, hiểu sâu những vụ việc thực tế.

“Để làm tốt công việc này đòi hỏi phải học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, hiểu và làm chủ kiến thức, có nhiều thông tin bổ trợ mới truyền tải kiến thức pháp luật đến người nghe một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cái khó của người tuyên truyền pháp luật là không chỉ am hiểu kiến thức mà phải có kỹ năng tuyên truyền để người dân tiếp thu. Kinh nghiệm thực tế cho thấy cần phải có sự uyển chuyển trong truyền đạt bằng cách “mềm hóa” quy định pháp luật từ câu chuyện, ví dụ cụ thể”, ông Tuấn kể.

Ông Tuấn cho biết, năm 2015 người dân Đông Yên (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) chưa chịu kiểm đếm nhận tiền đền bù để làm dự án Formosa nên gây sức ép với chính quyền địa phương bằng việc không cho con em đến trường học tập tại vùng tái định cư. Một buổi chiều tháng 7, ông thấy một người đàn ông đi đi lại lại ngoài cổng Trung tâm TGPL vẻ bồn chồn. Thấy thế, ông Tuấn ra hỏi chuyện rồi mời vào phòng.

Qua câu chuyện, được biết đó là một người dân được cử đi “đòi quyền lợi cho người dân Đông Yên”. Ông Tuấn đã cở mở trò chuyện, tận tình giải đáp các câu hỏi cho người này, giải thích sự việc dưới góc độ pháp lý.

Một tháng sau ông trực tiếp vào Đông Yên gặp lại người này và bà con tại hội trường thôn. Ông Tuấn lấy câu chuyện cụ thể của các địa phương tương tự về việc bà con không cho con em đến trường thiệt thòi như thế nào, vi phạm ra sao…

Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người trầm ngâm. Sau đó, với sự vào cuộc và hỗ trợ của cơ quan chức năng, con em ở Đông Yên được đến trường trở lại học tập bình thường.

Gần 20 năm với cả ngàn chuyến đi cơ sở, đến nay ông Tuấn cho biết không thể nhớ hết đã thực hiện bao nhiêu cuộc tư vấn, TGPL miễn phí cho người dân. Có những vụ án phức tạp kéo dài, với vai trò là trợ giúp viên pháp lý, ông tự mày mò tìm kiếm tài liệu, tìm các chuyên gia để được tư vấn, thậm chí âm thầm đi xác minh độc lập để làm sao khi vụ việc khép lại đưa lại công bằng cho các bên.

Ví dụ như vụ án “cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn vào năm 2017 ở xã Kỳ Tiến, Kỳ Anh”. Sau khi kết thúc, vụ án này được Hội đồng Thẩm phán TANDTC đưa vào Án lệ số 30/2020/AL, thông qua ngày 5/2/2020 và được công bố theo Quyết định 50/QĐ-CA ngày 25/2/2020 của Chánh án TAND Tối cao.

Những kỷ niệm đáng nhớ

Qua câu chuyện ông Tuấn kể, càng thấy công việc của người trợ giúp viên pháp lý vất vả ra sao. Như vụ án cô gái 27 tuổi bị TAND huyện Nghi Xuân tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù giam về tội Mua bán trái phép chất ma túy hồi tháng 9/2019. Cô gái là con út trong gia đình có 4 anh chị em ở xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân. Năm 2017, từng bị TAND TP Vinh (Nghệ An) phạt 2 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Tháng 2/2019, cô ra tù, song vẫn vừa sử dụng và bán lẻ ma túy.

Trưa một ngày giữa năm 2019, khi đang bán gần 1gr ma túy tổng hợp cho hai thanh niên tại nhà riêng, cô gái bị công an phát hiện, bắt quả tang. VKSND huyện truy tố tội Mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 BLHS, song cô gái không đồng tình.

Ông Tuấn được mời làm việc với đối tượng trên với vai trò trợ giúp viên pháp lý. “Lúc tôi vào gặp, cô gái nói bị điều tra viên “ép cung”. Cô gái cho rằng số ma túy bị công an tịch thu được một người lạ mặt ở Hà Nội cho để sử dụng nên chỉ nhận tội tàng trữ; việc bị truy tố tội mua bán là không đúng bản chất.

Tuy nhiên, tài liệu điều tra chứng minh cô gái chia nhỏ ma túy bán kiếm lời. Việc cô gái nhận tội tàng trữ thay vì mua bán ma túy là bởi khung hình phạt cho tội tàng trữ thấp hơn tội mua bán”, ông Tuấn kể. Thái độ của cô gái khiến các điều tra viên “bó tay”, một cán bộ công an nói “không thể cảm hóa cô này”.

Ông Tuấn ba lần vào trại tạm giam gặp cô gái. Trong hai lần gặp đầu tiên, ông Tuấn hỏi về cuộc sống, những dự định về tương lai, cô ngập ngừng hồi lâu và đáp: “Tù tội thì còn gì tương lai”. Ông Tuấn phản bác: “Tuổi đang còn trẻ, vấp ngã đầu đời này vẫn có thể đứng lên, nếu đủ bản lĩnh và quyết tâm”.

Sau những lời khuyên, bị cáo thay đổi thái độ. Ngày 26/9/2019, trong phiên xử tại TAND huyện Nghi Xuân, bị cáo nhận tội, nói việc làm của mình là sai trái, mong được khoan hồng để sớm được về chăm sóc mẹ già, chuộc lại lỗi lầm. Sau khi cân nhắc nhiều tình tiết, HĐXX tuyên 2 năm 6 tháng tù giam.

Trước khi bị dẫn giải ra xe thùng, bị cáo xin gặp trợ giúp viên pháp lý Nguyễn Quốc Tuấn, rút từ túi áo ra một bông hoa làm bằng tay: “Bông hoa này em kết trong thời gian ở trại tạm giam, tuy không được đẹp, nhưng đó là tình cảm chân thành từ đáy lòng. Cảm ơn anh đã giúp em tỉnh ngộ”.

“Không chỉ tôi mà những người dự phiên tòa lúc đó rất bất ngờ trước món quà của bị cáo. Bông hoa cô gái tặng, tôi vẫn luôn để trên bàn làm việc của mình và tôi xem cô như người em gái”, ông Tuấn kể.

Còn có thể kể vụ án 2 học sinh lớp 11 ở huyện Lộc Hà chở nhau trên xe máy đi mua điện thoại sau khi nhận được tiền mừng tuổi năm 2016, chưa có bằng lái nhưng vẫn chạy xe, gây tai nạn khiến người ngồi phía sau tử vong. Ông Tuấn cho hay: “Tôi được chỉ định TGPL trong vụ này. Tôi đã đến trao đổi, động viên và chia sẻ với gia đình có học sinh bị tử vong. Sau đó, ngay tại phiên tòa, gia đình này đã xin giảm án cho bị cáo. Kết thúc phiên tòa cô gái được hưởng án treo. Chấp hành án xong, cô học hết cấp 3, thi đậu vào một trường cao đẳng và ra trường đi làm”.

Mỗi vụ việc cho thấy vai trò của các trợ giúp viên pháp lý không chỉ tham gia vào quá trình tố tụng, mà còn là một tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật để các vụ việc đảm bảo được xử lý đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân.

Với những thành tích trong quá trình công tác trong ngành Tư pháp, ông Tuấn đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2014), nhiều Bằng khen của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Hà Tĩnh... Liên tiếp từ năm 2014 đến nay ông luôn đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, đặc biệt năm 2020 ông là gương điển hình tiên tiến ngành Tư pháp Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020.

Tin cùng chuyên mục

Chấp hành viên phối hợp các ngành chức năng để thực hiện nhiệm vụ (ảnh minh họa).

Gian nan thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

(PLVN) - Đương sự chống đối, không hợp tác; tài sản có thay đổi đáng kể về hiện trạng so với thời điểm tổ chức kê biên; đương sự không thống nhất về giá thẩm định, có nhiều đơn khiếu nại… là những khó khăn mà cơ quan thi hành án dân sự (THADS) thường phải đối mặt khi tiến hành thẩm định giá tài sản thi hành án.

Đọc thêm

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch Tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex và Công ty TNHH điện tử thông minh TCL tổ chức Chương trình thiện nguyện tại Trạm ra đa 31, Trung đoàn 291, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân và tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản trong công tác thi hành án dân sự

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 11/3, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác THADS”. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS và ông Onishi Hiromichi, chuyên gia dài hạn của Dự án JICA tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.