Chuyện tình nữ phóng viên 'Dưới bầu trời xa cách'

Chuyện tình cảm lãng mạn, đáng yêu giữa một phóng viên Nhật Bản và chàng sinh viên Việt Nam
Chuyện tình cảm lãng mạn, đáng yêu giữa một phóng viên Nhật Bản và chàng sinh viên Việt Nam
(PLO) -Sau ‘Người cộng sự’ (2013) và ‘Khúc hát mặt trời (2015), Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục có thêm một bộ phim truyện hợp tác với Nhật Bản mang tên “Dưới bầu trời xa cách”. Thông qua “Dưới bầu trời xa cách”, VTV góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.

"Dưới bầu trời xa cách" được chắp bút bởi Mieko Shimojima, một nữ biên kịch giàu kinh nghiệm, nặng lòng với hòn đảo Okinawa, Nhật Bản và cũng dành nhiều tình cảm cho Việt Nam. Cùng sự hỗ trợ của biên tập Nguyễn Thu Thủy (tác giả kịch bản Zippo, Mù tạt và em), bà Shimojima mất tới gần 5 tháng, với nhiều lần đi thực tế đến Việt Nam, kịch bản mới hoàn thành.

Theo tác giả, bộ phim không chỉ là chuyện tình cảm lãng mạn, đáng yêu giữa một phóng viên Nhật Bản và chàng sinh viên Việt Nam, mà với sợi dây vô hình xuyên suốt từ đầu đến cuối, qua những kí ức về chiến tranh của thế hệ đi trước. “Dưới bầu trời xa cách” còn là sự kết nối của 2 dân tộc đồng cảm với những mất mát trong quá khứ, là những thông điệp nhân văn về  khát vọng hòa bình,  niềm tin ở tương lai. 

Đạo diễn của bộ phim là NSƯT Vũ Trường Khoa và đạo diễn Đào Duy Phúc. Với độ dài 120 phút, "Dưới bầu trời xa cách" là sản phẩm mới nhất của 2 đạo diễn: NSƯT Vũ Trường Khoa và Đào Duy Phúc, có sự góp mặt của các diễn viên Việt Nam và Nhật Bản.

Mặc dù là lần đầu tiên kết hợp làm phim, nhưng 2 đạo diễn đã tận dụng rất tốt thế mạnh của nhau để giúp bộ phim mang đậm ngôn ngữ điện ảnh, cách kể chuyện hấp dẫn, kịch tích và cũng đầy tình tiết lãng mạn. "Dưới bầu trời xa cách" có tiết tấu nhanh, cách làm phim hiện đại và đầy ắp cảm xúc. 

"Dưới bầu trời xa cách" còn là sự kết nối của 2 dân tộc đồng cảm với những mất mát trong quá khứ, là những thông điệp nhân văn về khát vọng hòa bình, niềm tin ở tương lai.
"Dưới bầu trời xa cách" còn là sự kết nối của 2 dân tộc đồng cảm với những mất mát trong quá khứ, là những thông điệp nhân văn về  khát vọng hòa bình, niềm tin ở tương lai.

Một điểm đặc biệt của "Dưới bầu trời xa cách" là phim được thu tiếng đồng bộ và hầu như toàn bộ lời thoại trong phim bằng tiếng Nhật. Điều này khiến cho nam diễn viên chính của phim, Quang Sự (vai Hải) đã gặp không ít khó khăn, khi anh không những phải học thuộc thoại tiếng Nhật, phát âm một cách chính xác mà còn phải kết hợp diễn xuất nhuần nhuyễn với các diễn viên Nhật Bản. Trước khi quay phim, Quang Sự đã dành 2 tháng để học cách phát âm lời thoại trong kịch bản sao cho thật chuẩn xác.

Đóng cặp với Quang Sự là Miyagi Karin, một diễn viên trẻ của Nhật Bản, đang hoạt động nghệ thuật ở Tokyo. Bộ phim còn quy tụ một số diễn viên tên tuổi của Nhật Bản, trong đó đáng chú ý là Teruya Toshiyuki (vai Higa), người đã tham gia rất nhiều bộ phim ở xứ hoa anh đào và được khán giả ở Okinawa rất hâm mộ. Về phía Việt Nam, bên cạnh Quang Sự, "Dưới bầu trời xa cách" còn có sự góp mặt của các diễn viên Chí Nhân, Viết Liên, Hương Giang, Đình Tú…

Phim được ghi hình ở Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng 6 tuần. Các nhà quay phim của Trung tâm Sản xuất phim (VFC) đã sử dụng máy quay hiện đại đạt chất lượng hình ảnh 4k, kết hợp công nghệ xử lý hình ảnh hậu kỳ digital. Nhờ vậy, "Dưới bầu trời xa cách" đã có phần tạo hình rất điện ảnh. Bộ phim hứa hẹn rất ấn tượng với những bối cảnh tuyệt đẹp và mang đậm nét văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản.

Đoàn làm phim và các nghệ sĩ Việt - Nhật
Đoàn làm phim và các nghệ sĩ Việt - Nhật

Ví dụ như: Lễ hội dây thừng khổng lồ của thành phố Naha, những bờ biển xanh ngắt trải dài bên hàng cây Fuguki chắn sóng ở mũi biển Bise tại Okinawa. Hình ảnh của Hà Nội với phố phường nhộn nhịp, những cảnh sắc nông thôn Bắc bộ đầy hữu tình, những lễ hội đậm chất dân gian…

Chương trình được VTV đầu tư kỹ càng về mặt nội dung, hình thức thể hiện. Bộ phim sau đó sẽ được phát sóng tại Đài truyền hình Ryukyu Asahi Broadcasting (QAB) của Nhật Bản, dự kiến vào tháng 3/2017. Việc phát sóng các bộ phim truyền hình tại nước ngoài cũng nằm trong mục tiêu của Đài Truyền hình Việt Nam, thông qua các sản phẩm truyền hình chất lượng cao, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.

Phim được phát sóng trên kênh VTV1 vào khung giờ VTV Đặc biệt: 20h45 ngày 22/1/2017 và tại Nhật Bản vào tháng 3/2017.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.