Chuyển tiền bằng xác thực sinh trắc học từ 1/7/2024: Giảm thiểu các vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản

Các giao dịch trên 10 triệu phải thực hiện bằng khuôn mặt hoặc vân tay. (Ảnh minh họa: PV)
Các giao dịch trên 10 triệu phải thực hiện bằng khuôn mặt hoặc vân tay. (Ảnh minh họa: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày 1/7/2024, tất cả các giao dịch chuyển khoản trực tuyến trên 10 triệu đồng đều phải thực hiện bằng sinh trắc học. Điều này được kỳ vọng sẽ giảm thiểu số lượng khách hàng bị mất tiền trong tài khoản trong trường hợp bị lừa đảo.

Xác thực sinh trắc học là cần thiết

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến thời hạn có hiệu lực của Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (QĐ 2345). Theo Quyết định này, kể từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển khoản online trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc trị giá trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học. Với các giao dịch thanh toán, hạn mức đặt ra là trên 100 triệu đồng/lần thanh toán.

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Căn cước 2023, sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác như khuôn mặt, vân tay, mống mắt… Do đó, từ ngày 1/7/2024, tất cả các giao dịch chuyển khoản trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày đều phải tiến hành xác thực bằng khuôn mặt hoặc vân tay.

Ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện lượng giao dịch trong ngày có giá trị dưới 10 triệu đồng (không cần xác thực sinh trắc học) chiếm khoảng 70%. Số giao dịch trong ngày trên 10 triệu đồng chiếm khoảng 11,3% số lượng giao dịch và khoảng 11,64% số tài khoản. Số tài khoản có tổng giá trị giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 1%. Như vậy, có thể thấy, số lượng khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền theo QĐ 2345 không quá lớn.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Tần - Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, trong bối cảnh tình hình an ninh mạng trên thế giới và tại Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, tội phạm sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản gia tăng và ngành ngân hàng, tài chính luôn là “đích ngắm” của các đối tượng lừa đảo nên việc sử dụng sinh trắc học với các giao dịch là cần thiết.

Ông Tần cho biết thêm, hiện các ngân hàng cũng đã và đang thực hiện thông báo đến khách hàng thay đổi này, đồng thời gấp rút thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng, song hiện tại tốc độ còn chậm do khách hàng còn chưa nắm rõ về quy định mới và cung cấp dữ liệu cho ngân hàng. Dự báo lượng khách hàng cập nhật dữ liệu sinh trắc học có thể sẽ tăng đột biến vào 1/7/2024, có thể ảnh hưởng đến hệ thống đối soát thông tin từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân (CCCD).

Nhiều ngân hàng đã thực hiện thu thập sinh trắc học

Theo tìm hiểu của PLVN, hiện các ngân hàng đều đã tiến hành các động thái để thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao dịch này. Ví dụ, VPBank đã thông báo tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của tất cả các khách hàng hiện hữu. Theo đó, trong tháng 6 ngân hàng này yêu cầu khách hàng cập nhật CCCD gắn chip và cung cấp dữ liệu sinh trắc học. Toàn bộ việc cập nhật và thu thập thông tin đều được thực hiện thông qua 1 tính năng tích hợp trên app của VPBank và sẽ chỉ mất chưa đến 30 giây để thực hiện.

TPBank cũng đã thực hiện nội bộ việc sinh trắc học trong các giao dịch chuyển tiền và thanh toán ngay từ tháng 3/2024 nhằm bảo đảm việc vận hành và xác thực chính xác, ổn định. Đến tháng 5/2024, ngân hàng này đã chính thức thông báo việc cập nhật dữ liệu đến khách hàng. Theo đại diện TPBank, ngoài mục tiêu bảo mật trong thanh toán và chuyển khoản, việc triển khai sớm xác thực giao dịch bằng sinh trắc học còn giúp tránh tình trạng quá tải đăng ký nhận diện trước ngày QĐ 2345 có hiệu lực.

Trong khi đó, ngoài việc thông báo đến khách hàng thực hiện sinh trắc học để có thể giao dịch an toàn, PVcomBank còn thông báo, với các tài khoản mở mới tại ngân hàng này qua hình thức trực tuyến, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng sẽ được đối chiếu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm đúng và chính xác mới tiếp tục tiến hành các bước hoàn thiện số tài khoản cho khách hàng.

Ngoài ra, hầu như tất cả các ngân hàng cũng thông báo, ngoài kênh đăng ký sinh trắc học qua app, khách hàng có thể đến các quầy giao dịch để thực hiện xác thực khuôn mặt và vân tay. Với các trường hợp bắt buộc phải dùng sinh trắc học để giao dịch nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký dữ liệu sinh trắc học trước thời điểm ngày 1/7/2024, các khách hàng vẫn có thể thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch của các ngân hàng trên toàn quốc.

Đáng chú ý, rất nhiều ngân hàng cũng đã áp dụng phương thức sinh trắc học cho giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (mobile banking) hoặc trước khi khách hàng thực hiện giao dịch trên thiết bị khác (khác với thiết bị khách hàng vẫn đang giao dịch hàng ngày). Một số ngân hàng cũng áp dụng với các giao dịch khác như “đăng nhập lần đầu sau khi được cấp lại mật khẩu”. Tất cả đều hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn giao dịch, bảo đảm tài khoản cho khách hàng.

Hiện rất nhiều khách hàng vẫn đang sử dụng khuôn mặt và vân tay để thực hiện các giao dịch liên quan đến chuyển khoản hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về công nghệ cho rằng, lựa chọn mà khách hàng đang sử dụng chỉ đơn giản là thay cho mật khẩu của thiết bị thông minh mà khách hàng đang sử dụng. Cách này cơ bản chỉ giúp xác thực chủ nhân của thiết bị chứ không xác thực chủ tài khoản. Do đó, sử dụng sinh trắc học sẽ có xác thực được chủ tài khoản, độ an toàn cao hơn.

Tin cùng chuyên mục

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Đọc thêm

Ngành Hải quan tập trung xử lý nợ thuế

Công chức Hải quan rà soát nợ thuế. (Ảnh T.H)
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, TP tập trung rà soát các hồ sơ quản lý nợ nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ thuế đạt chỉ tiêu giao.

Khởi công Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu tại lễ khởi công Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 25/6, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án VSIP Hà Tĩnh (giai đoạn 1) với quy mô 190,41 ha tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn nâng tầm quan hệ với Google

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà là sản phẩm thủ công do người khuyết tật làm trong buổi làm việc với Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoàn Google.
(PLVN) - Làm việc với Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoàn Google, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đề nghị Google tiếp tục nâng tầm quan hệ lên hợp tác chiến lược toàn diện, thông qua thúc đẩy các dự án đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam và hợp tác với Trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia (NIC).

Lương tăng có kéo theo giá tăng?

Hệ thống siêu thị sẽ là kênh “giữ giá” khi lương tăng.
(PLVN) -  Từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở chính thức tăng lên 30% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay, từ đó kéo theo tâm lý e ngại của người tiêu dùng “lương tăng kéo theo giá tăng”. Làm sao để ngăn chặn “làn sóng” giá tăng theo lương?

Thuế VAT cho phân bón: Áp mức 0% hay 5%?

Đại biểu Phan Đức Hiếu. (Ảnh: baoquocte.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) đã đưa phân bón thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế 5%, trong khi theo Luật hiện hành là đối tượng không chịu thuế.

Philippines cắt giảm thuế, gia tăng cơ hội cho gạo Việt?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tổng thống Philippines mới ban hành Sắc lệnh số 62, theo đó sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Đối với mặt hàng gạo, thuế nhập khẩu từ mức 35% sẽ cắt giảm xuống còn 15%, thời gian áp dụng tới năm 2028. Điều này có thể sẽ tạo thêm thuận lợi và gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam tại thị trường này.

Kỳ vọng vào các trợ lực cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp kỳ vọng nhiều chính sách trợ lực trong 6 tháng cuối năm. (Ảnh minh họa: Vinatex)
(PLVN) - Hàng loạt các chính sách đang được lấy ý kiến cũng như các trợ lực cho doanh nghiệp được thực thi ngay trong cuối năm 2024 đang được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp có động lực để phát triển sản xuất kinh doanh.

Mô hình FTZ thí điểm tại Đà Nẵng qua góc nhìn quốc tế và những tác động ở địa phương

Thành lập FTZ Đà Nẵng là chủ trương lớn cần thiết cho sự tăng trưởng của khu vực miền Trung.
(PLVN) - FTZ Đà Nẵng được thành lập sẽ có tiềm năng thu hút các tập đoàn quốc tế xây dựng các trung tâm mua sắm tập trung gắn với các dịch vụ chất lượng cao làm đa dạng hoạt động thương mại, dịch vụ gắn với vai trò trung tâm của TP Đà Nẵng theo tinh thần Nghị quyết 43-NQ/TW và Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị...

Tổng cục Thuế Việt Nam và Tổng cục Thuế LB Nga ký Bản ghi nhớ về hợp tác

Tổng cục Thuế Việt Nam và Tổng cục Thuế LB Nga ký Bản ghi nhớ về hợp tác
(PLVN) - Trên cơ sở thống nhất về nội dung và hình thức ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác giữa Tổng cục Thuế Việt Nam và Tổng cục Thuế LB Nga, bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin (từ ngày 19-20/6/2024), ngày 20/6/2024 tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Việt Nam Mai Xuân Thành và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế LB Nga Daniil Egorov đã ký MOU về hợp tác giữa hai Cơ quan thuế...

Xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới - vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới - vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Việt Nam

(PLVN) - Chuyên gia cho rằng áp lực từ các quy định nghiêm ngặt về môi trường của các nước phát triển đang thúc giục Việt Nam tham gia nhanh và mạnh mẽ hơn vào chuyển dịch năng lượng hướng tới xanh hoá nền kinh tế. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để nước ta đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong giải quyết tranh chấp: Con đường tương lai

(Nguồn: Internet)
(PLVN) - Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu mà còn có sự tác động lớn và ngày càng càng trở thành xu hướng tất yếu đối với các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội của các nước trên thế giới. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, việc đưa vào sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của cơ quan giải quyết tranh chấp.

“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ

“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ
(PLVN) - Hội thảo Kết nối Kinh doanh với chủ đề “Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới” tập trung vào các giải pháp thiết thực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được tiếp cận với các công ty mua hàng lớn và tiềm năng thông qua Phiên đối thoại và Phiên kết nối kinh doanh.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ có hiệu lực trong tháng 7?

Nhu cầu mua bán trực tiếp điện năng lượng tái tạo rất lớn. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Tại cuộc họp rà soát lần cuối nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết: Theo chỉ đạo của Chính phủ, Nghị định DPPA áp dụng theo hình thức rút gọn, có nghĩa là dự thảo Nghị định sẽ có hiệu lực ngay sau ngày ký ban hành. Dự kiến Nghị định DPPA sẽ có hiệu lực trong tháng 7”,

Tổng cục Thuế trả lời về việc cấm xuất cảnh với người nợ thuế

Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là một trong những đối tượng của biện pháp cấm xuất cảnh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, nhiều cá nhân khi kiểm tra eTax Mobile phát hiện số thuế còn nợ và lo lắng sẽ trở thành đối tượng bị hoãn xuất cảnh. Tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2024 của Bộ Tài chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - ông Đặng Ngọc Minh cho biết, quy định về tạm hoãn xuất cảnh khi nợ thuế đã có từ trước, trong Luật Quản lý thuế số 38 và Nghị định hướng dẫn Luật.