Chuyện những thầy cô cắm bản

63 tấm gương giáo viên tiêu biểu được vinh danh.
63 tấm gương giáo viên tiêu biểu được vinh danh.
(PLVN) - Cuối tuần qua đã diễn ra lễ tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hằng ngày, họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống nhưng đều vì tình yêu con chữ, tình yêu học trò mà bám trụ với nghề.

Áp lực từ những cuộc thi hình thức

Tại các buổi gặp mặt với các bộ, ngành, chức năng, các thầy, cô giáo đã nêu lên nhiều kiến nghị như: giảm tải áp lực cho giáo viên trong các cuộc thi sáng kiến sáng tạo, giáo viên dạy giỏi, có cơ chế luân chuyển cán bộ công tác tại vùng đặc biệt khó khăn phù hợp; có chính sách đảm bảo chế độ cho giáo viên và học sinh vùng cao; tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ tạo việc làm cho đồng bào vùng cao đảm bảo cuộc sống để học sinh có điều kiện đi học...

Cô giáo Mùa Thị A (Trường Mầm non Hoa Đào, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) bày tỏ: “Học sinh mỗi vùng dân tộc thiểu số bên cạnh những khó khăn chung thì có những hạn chế riêng. Việc áp dụng chương trình dạy kiến thức chung gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có những kiến thức phù hợp với từng vùng miền.

Ngoài ra, học sinh vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn. Nhiều em không có đủ tiền để mua sách vở. Tôi rất mong các cấp, các ngành có chính sách hỗ trợ, phát sách cho học sinh vùng dân tộc thiểu số”.

Chung quan điểm, thầy giáo Nguyễn Quang Trung (THCS Quảng Hòa, Đắk Nông) thẳng thắn bày tỏ thực trạng, thực hiện việc tinh giản biên chế, số lượng giáo viên phụ trách lớp đã theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều cuộc thi dành cho giáo viên đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời gian giảng dạy cho học sinh trên lớp.

Dù giáo viên có lịch dạy bù nhưng vẫn không đảm bảo chất lượng bằng việc dạy như đúng quy định. Thầy Trung đề nghị, ngành Giáo dục cần giảm số lượng cuộc thi dành cho giáo viên. Đồng thời, cần giảm số lượng hồ sơ sổ sách mang tính hình thức để giảm gánh nặng cho giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ dạy, quản lý mà còn phải đảm nhiệm việc kiểm tra các chế độ dành cho học sinh.

Còn cô Lương Thị Hòa, giáo viên âm nhạc kiêm Tổng phụ trách đội Trường Tiểu học và THCS Cao Sơn, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) chia sẻ câu chuyện cô sụt 10kg sau khi tham gia bốn kỳ thi giáo viên giỏi âm nhạc cấp huyện, tỉnh và giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện tháng 3 năm ngoái.

Giáo viên này cũng mong muốn các kỳ thi giáo viên dạy giỏi được giảm tải, nhất là để loại trừ tính thành tích trong thi đua, đặc biệt là những người dạy ở vùng đặc biệt khó khăn, để thầy, cô tập trung giảng dạy và quan tâm nhiều hơn đến học sinh.

Tương tự, cô giáo Hà Thị Hiền (Trường Tiểu học và THCS Phú Cường, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Hiện nay, ở Trường Phú Cường trung bình 40 học sinh/lớp. Tuy nhiên, học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tiếp nhận kiến thức hơn so với những học sinh ở vùng thuận lợi.

Có những em học sinh lớp 7 do tôi phụ trách, khả năng đọc còn chậm hơn so với con tôi đang học cấp 1 ở thị trấn. Có học sinh hôm nay kiểm tra đọc thuộc bài “Nam quốc sơn hà” là một bài rất ngắn, nhưng ngày mai lại quên. Tôi đề nghị giảm sĩ số học sinh trong một lớp để giáo viên có điều kiện quan tâm, kèm cặp các em học sinh được tốt hơn”.

Bày tỏ sự thấu hiểu trước áp lực của giáo viên, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT thừa nhận: “Thời gian qua nhiều cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp mang tính chất diễn, một giờ dạy giỏi được diễn đi diễn lại nhiều lần, làm tính chất cuộc thi này khác đi, mục tiêu của cuộc thi giáo viên dạy giỏi không còn trong sáng nữa.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đang rà soát tất cả Thông tư quy định về giáo viên dạy giỏi, từ đó xây dựng Thông tư mới, hướng đến việc xét và công nhận danh hiệu này qua cả một quá trình, bởi “một giờ dạy không đủ quyết định giáo viên đó có giỏi hay không”.

Vượt lên tất cả vì tình yêu học sinh

Tại buổi gặp gỡ và chia sẻ, 63 thầy, cô mang theo 63 câu chuyện khác nhau, chan chứa tình thầy trò, với bản làng nơi mình gieo con chữ cho học sinh dân tộc thiểu số…

Những phần quà chia sẻ cùng giáo viên vùng sâu, vùng xa.
 Những phần quà chia sẻ cùng giáo viên vùng sâu, vùng xa.

Cô giáo Lương Thị Hòa (SN 1986), là giáo viên môn Âm nhạc với gần 12 năm gắn bó với các học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình không giấu nổi sự xúc động khi nhắc đến những kỷ niệm với học trò: “Bất cứ nơi nào mình đi qua, dùng chính tình yêu để dạy cho học sinh, như mang đến những món quà của cuộc sống. Nhiều người nói rằng, giáo viên mong mỏi đến ngày 20/11 để nhận quà, nhưng bản thân tôi, chưa một lần được nhận những món quà vật chất. Tôi yêu điều đó, chính bản thân tôi cũng không bao giờ để con tôi mang phong bì đến tặng cô giáo. Nhiều phụ huynh cứ “làm hư” giáo viên rồi lại trách giáo viên”.

Thời điểm mới ra trường, do đồng lương eo hẹp, cô Hòa phải đi làm thêm rất nhiều công việc vào các dịp hè ở các nhà hàng: “Tôi ở thành phố, nhà cách trường hơn 50km, ngày nào cũng đều đặn sáng đi tối về, không kể nắng mưa. Tôi quá yêu những ngôi trường xa xôi, quá yêu thương các em học sinh ở đó, mới gắn bó, không thể rời xa...”, nữ giáo viên vùng cao chia sẻ. 

Thầy Ksor Giêng, giáo viên tại Trường Tiểu học và THCS EA Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cũng chia sẻ: “Từ ngày ra trường, tôi về nhận công tác ở đây đã 10 năm. Nhà tôi cách trường 50km, vợ tôi cũng tốt nghiệp Khoa Văn nhưng khả năng xin việc hiện nay chắc rất khó. Hiện cuộc sống khá vất vả với đồng lương eo hẹp nuôi hai con nhỏ, thế nhưng, dường như việc gắn bó với ngôi trường này cũng đã trở thành niềm hạnh phúc của chúng tôi.

Mặc dù chưa bao giờ nhận được những món quà vật chất nhưng tình cảm của các em học sinh thì dạt dào. Ngày 20/11 vài năm lại đây các em mới biết tặng thầy, mỗi em một bông hoa… nhựa. Các em quý thầy, cô, có những em sau khi tốt nghiệp mấy năm vẫn còn nhớ, hỏi thăm thầy. Tôi trân quý điều đó”.

Một tấm gương khác là thầy giáo Lê Minh Trung, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) tốt nghiệp đại học sư phạm năm 1999, cố gắng trụ lại thành phố Hồ Chí Minh để có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, sau 7 năm dạy hợp đồng tại các trường ở thành phố Hồ Chí Minh, thầy Trung về quê và được nhận vào làm việc tại Sở GD-ĐT Tây Ninh dưới dạng tạo nguồn, không có biên chế.

Khó khăn chồng chất khi vợ sinh lần 2 với hai bé trai song sinh, trong đó có một cháu bị bại não, phải điều trị liên tục tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2008 đến nay. Cuộc sống vô vàn khó khăn nhưng thầy Trung vẫn bám trường, bám lớp.

Tháng 2/2011, thầy Trung được tuyển dụng làm giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh. Năm học 2011-2012 là năm học đầu tiên của trường. Đây là trường 2 cấp học, thường xuyên có trên 500 học sinh thuộc 12 đến 14 dân tộc từ lớp 6 đến lớp 12 sinh hoạt và học tập.

Sau 8 năm hoạt động, thầy trò nhà trường đã dần hoàn thiện và đạt một số thành tích đáng khích lệ như 3 năm liền đều có học sinh đạt giải cấp tỉnh môn văn hóa; 3 năm liền tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%; đạt nhiều giải trong các hội thao quốc phòng, hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Hiện nay, các em rất hòa đồng và thân thiện, không còn rụt rè, nhút nhát như những ngày đầu đến trường.

Thầy Trung bày tỏ mong muốn: “Trước sự tiến bộ của các em, là một trong những người trực tiếp nuôi dạy các em từ những ngày đầu, tôi rất phấn khởi, mong rằng trong thời gian tới cha mẹ các em nâng dần ý thức về việc học tập của con mình để hỗ trợ nhà trường tốt hơn trong việc nuôi dạy các em; học sinh ngày càng tiến bộ trong học tập, ý thức tốt trong sinh hoạt”…

Tặng sổ tiết kiệm cho giáo viên

Từ năm 2015-2018, triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 214 thầy giáo, cô giáo công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Năm 2019, chương trình tuyên dương 63 giáo viên, trong đó có 23 giáo viên là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học và THCS ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Mỗi thầy, cô giáo được tuyên dương năm nay sẽ được nhận một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng; Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Dân tộc và Bộ GD-ĐT. 

Tin cùng chuyên mục

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.